Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2021

Nộp đơn ly hôn thuận tình và đơn phương ở đâu?

Ly hôn làm chấm dứt mối quan hệ vợ chồng. Lúc này, ngoài việc phân chia tài sản, giành quyền nuôi con… việc phải nộp đơn ly hôn ở đâu cũng là vấn đề nhiều người cần tìm hiểu. Có thể thỏa thuận nơi nộp đơn ly hôn thuận tình Theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, thuận tình ly hôn được quy định như sau: Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn. Đồng thời, theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015: Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hô

Cha mẹ ly hôn, con cái được chia tài sản thế nào?

Trên thực tế, khi ly hôn, có rất nhiều người con đòi cha mẹ phải chia tài sản cho mình. Vậy liệu con cái có được chia tài sản khi cha mẹ ly hôn không? Khi ly hôn tài sản chung vợ chồng được chia đôi? Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình hiện nay quy định khi muốn ly hôn, vợ hoặc chồng hoặc cả hai người đều có quyền gửi yêu cầu đến Tòa án. Hai vợ chồng có thể tự thỏa thuận hoặc một trong hai bên yêu cầu đơn phương chấm dứt quan hệ hôn nhân. Theo đó, kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì vợ chồng cũng chấm dứt quan hệ hôn nhân. Kéo theo đó là các vấn đề về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ với con, phân chia tài sản chung vợ chồng… Riêng vấn đề tài sản chung vợ chồng, khi ly hôn sẽ được phân chia theo hai hướng: Thuận tình ly hôn: Hai vợ chồng cùng đi đến quyết định ly hôn và tự thỏa thuận về phân chia tài sản chung hợp pháp thì Tòa án sẽ công nhận kết quả thỏa thuận của hai người; Đơn phương ly hôn: Khi một trong hai bên không thể thống nhất ch

Không cho tách khẩu sau khi ly hôn bị phạt thế nào?

Không ít người sau khi ly hôn muốn tách khẩu “đường ai nấy đi” nhưng luôn bị người kia làm khó dễ. Vậy nếu cản trở, không cho vợ/chồng tách khẩu thì bị phạt thế nào? Luôn được tách hộ khẩu khi có nhu cầu? Theo quy định tại Điều 27 Luật Cư trú năm 2006, sửa đổi 2013, khi có cùng một chỗ ở hợp pháp, một người sẽ được tách khẩu nếu: – Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách khẩu; – Đã được nhập khẩu vào sổ hộ khẩu của người khác mà không có quan hệ gia đình và được chủ hộ đồng ý cho tách khẩu bằng văn bản. Như vậy, căn cứ theo quy định trên, không phải trường hợp nào cũng được tách khẩu . Khi có nhu cầu thì chỉ được tách khẩu trong trường hợp ở chung một chỗ hợp pháp, có quan hệ gia đình, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Với trường hợp không có quan hệ gia đình mà trước đó được nhập “nhờ” vào sổ hộ khẩu của người khác thì khi tách khẩu phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ hộ. Lúc này, để tách khẩu, người đi làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi

Thủ tục ly hôn hiện nay: Cần giấy tờ gì? Nộp ở đâu?

Ly hôn là lựa chọn cuối cùng và không ai mong muốn trong quan hệ hôn nhân. Thế nhưng, ly hôn vẫn là một thực tế rất phổ biến đang diễn ra. Để đi đến quyết định ly hôn, có nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục ly hôn mà các cặp đôi cần nắm rõ. Luật Dân Việt  tổng hợp toàn bộ giải đáp cho những câu hỏi ấy trong bài viết dưới đây: 1. Hướng dẫn chi tiết thủ tục ly hôn 1.1. Ai có quyền yêu cầu ly hôn? Như chúng ta đã biết, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Do đó, để được ly hôn, các cặp vợ, chồng phải xác định được ai là người có quyền yêu cầu ly hôn. Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn gồm: Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đ

Ly hôn rồi, vẫn được hưởng thừa kế từ chồng cũ?

Khi hai người đang là vợ chồng thì rõ ràng nếu chồng chết, vợ sẽ được hưởng di sản thừa kế. Nhưng nếu đã ly hôn thì còn được hưởng thừa kế từ chồng cũ nữa không? Những người được hưởng thừa kế Một người có quyền để lại tài sản của mình cho người khác thông qua việc lập di chúc. Nếu không có di chúc thì khi người đó chết đi, phần tài sản thuộc sở hữu của họ sẽ được chia theo pháp luật. Theo đó, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại di sản thừa kế chết và di sản thừa kế của người đó bao gồm: – Tài sản riêng của người đó – Phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác Một người sẽ được nhận thừa kế từ người khác nếu thỏa mãn các điều kiện sau đây: – Trong di chúc người chết để lại một phần hoặc toàn bộ tài sản cho người đó – Thuộc một trong các hàng thừa kế của người để lại di sản: + Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết + Hàng thừa kế thứ hai: Ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của

Chồng trốn cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn, phải làm sao?

Mục lục bài viết 1. Không ở chung với con, cha/mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng 2. Vợ có được kiện ra Tòa khi chồng không cấp dưỡng sau ly hôn? 3. Thủ tục khởi kiện đòi tiền cấp dưỡng cho con khi ly hôn 4. Thủ tục yêu cầu thi hành án nếu chồng cố tình không cấp dưỡng 5. Không cấp dưỡng nuôi con có thể bị phạt tù Xem thêm Sau ly hôn, ngoài việc chấm dứt quan hệ hôn nhân cũng như vấn đề tài sản giữa hai vợ chồng, việc cấp dưỡng nuôi con cũng gây nhiều tranh chấp phát sinh thực tế. 1. Không ở chung với con, cha/mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn đã được quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con. Theo quy định này, khi ly hôn, người không sống chung với con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con trong trư

Vụ ly hôn café Trung Nguyên: Mức án phí kỷ lục là nhầm lẫn?

Cuối cùng, ngày 27/3, vụ án ly hôn “nghìn tỷ” của ông vua café Trung Nguyên đã đi đến hồi cuối. Một trong những điểm đáng chú ý nhất trong vụ án này là mức án phí kỷ lục mà hai ông bà phải nộp. Mức án phí kỷ lục trong vụ ly hôn của vua café Trung Nguyên Sau nhiều ngày xét xử, chiều 27/3, TAND TP.HCM đã tuyên án vụ ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và bị đơn là ông Đặng Lê Nguyên Vũ.  Theo đó, HĐXX công bố bản án với các nội dung như sau: – Về quan hệ hôn nhân: Tòa chấp thuận cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ và Lê Hoàng Diệp Thảo được ly hôn – Về con chung: HĐXX tuyên 4 con chung do bà Thảo nuôi dưỡng, ông Vũ có nghĩa vụ cấp dưỡng 10 tỷ đồng/năm như thỏa thuận trước đó. – Về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân : HĐXX xác định tổng cộng tài sản chung của bà Thảo ông Vũ sau khi trừ bất động sản là hơn 7.000 tỷ đồng. Chia theo tỷ lệ 60/40 ông Vũ được nhận số tài sản trị giá tương đương khoảng 4.000 tỷ, bà Thảo hưởng hơn 3.000 tỷ. Ông Vũ sở hữu toàn bộ cổ phần trong các công ty thuộc

Giành quyền nuôi con khi ly hôn: Toàn bộ hướng dẫn chi tiết

Ly hôn là kết quả không ai mong muốn bởi nhiều hệ lụy mà nó mang lại. Một trong số đó là việc tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn. Sau đây là tất cả các thông tin mà ai cũng nên biết. Mục lục bài viết 1. Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn 2. Cha mẹ được giành nuôi con trong trường hợp nào? 3. Tuổi của con có ảnh hưởng gì trong cuộc chiến giành nuôi con? 4. Những vấn đề cần chứng minh để giành quyền nuôi con 5. Quyền của cha mẹ khi thực hiện ly hôn 6. Thay đổi người nuôi con sau khi Tòa có quyết định? 7. Vi phạm quy định về quyền nuôi con bị phạt thế nào? Xem thêm 1. Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.  Mặc dù không làm phát sinh quan hệ hôn nhân nhưng nếu có con chung thì vẫn phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với con như khi

2 cách giành quyền thăm con sau ly hôn khi bị ngăn cản

Sau khi ly hôn, nhiều khi việc thăm con cũng xảy ra tranh chấp, bị ngăn cản. Vậy có cách nào giải quyết tình trạng này không? Không cho thăm con sau ly hôn – phạm luật? Sau khi ly hôn, ngoài tài sản thì vấn đề nuôi và thăm con cũng trở thành cuộc chiến thật sự giữa hai vợ chồng. Việc để con cho ai nuôi, việc thăm nom con thế nào thật sự gây tranh cãi rất lớn. Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái sau ly hôn do hai bên vợ chồng tự mình thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được sẽ do Tòa án chỉ định. Khi đó, người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Đồng thời, người này cũng có quyền được thăm con mà không ai cản trở. Ngoài ra, Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng nói rõ: Người được trực tiếp nuôi con không được phép cản trở, ngăn cấm việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người còn lại. Lưu ý là : Dù được phép và không bị ngăn cấm nhưng người không trực tiếp nuô

Điều kiện ly hôn với chồng vũ phu, cờ bạc là gì?

Cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc khi người chồng suốt ngày rượu chè, cờ bạc, đánh đập vợ con. Vậy làm cách nào để ly hôn với người chồng vũ phu như thế? Chị Vũ Ngọc H. gửi đến câu hỏi: “Tôi cưới chồng đã được mấy năm nhưng từ ngày cưới, anh ta suốt ngày cờ bạc, rượu chè. Trong khi tiền chi tiêu trong gia đình do tôi gánh hết. Bao nhiêu tiền tôi làm ra, anh ta cũng đổ vào cờ bạc cả. Mấy tháng nay còn hay giở thói vũ phu khi tôi nhắc nhở. Giờ tôi muốn ly hôn thì phải làm thế nào?” Có nên ly hôn với người chồng vũ phu hay không? (Ảnh minh họa)   Luật Dân Việt xin trả lời câu hỏi của chị như sau: Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Tòa án sẽ xem xét yêu cầu ly hôn nếu có căn cứ làm cho hôn nhân lâm vào trạng thái trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Theo đó, cụ thể gồm 02 căn cứ sau: Do vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình; Do vợ hoặc chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp củ