Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2021

Rút đơn ly hôn có lấy lại được tiền tạm ứng án phí không?

Khi gửi đơn ly hôn cho Tòa án giải quyết thì phải đóng tạm ứng án phí. Vậy nếu rút đơn ly hôn thì có lấy lại được tiền tạm ứng án phí không? 02 trường hợp đương sự có quyền rút đơn xin ly hôn Thực tế có rất nhiều trường hợp, vì cảm thấy hôn nhân lâm vào bế tắc, hai vợ chồng gửi đơn ly hôn lên Tòa án. Khi đó, Tòa án sẽ công nhận thuận tình ly hôn hoặc ra bản án, quyết định đơn phương ly hôn. Theo Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu hoặc thỏa thuận với nhau.  Nên khi suy nghĩ lại không muốn ly hôn nữa, nguyên đơn có thể rút đơn xin ly hôn và Tòa sẽ đình chỉ giải quyết vụ án. Lúc này sẽ xảy ra 02 trường hợp rút đơn ly hôn: Trường hợp 1: Trước khi phiên tòa xét xử diễn ra Theo đó, tại Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sau khi Tòa án thụ lý yêu cầu ly hôn thì nguyên đơn có thể rút đơn xin ly hôn. Lúc này, Thẩm phán sẽ trả lại đơn ly hôn và đình chỉ giải quyết vụ án. Nếu yêu cầu của bị đơn, ngư

Nộp lại đơn ly hôn lần nữa khi đã rút được không?

Khi đã nộp đơn ly hôn sau đó lại muốn quay lại với nhau thì có thể rút đơn ly hôn về. Vậy nếu sau đó lại muốn ly hôn tiếp thì có được nộp đơn ly hôn lần 02 không? Ai là người được quyền rút đơn ly hôn? Theo Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trong quá trình giải quyết Đơn ly hôn, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu hoặc thỏa thuận với nhau. Trong đó, theo quy định tại Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, đương sự có thể nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự; Là người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự. Thuận tình ly hôn: Thuận tình ly hôn là việc hai vợ chồng cùng thỏa thuận với nhau về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân và yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận này. Lúc này, theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải thành hai vợ chồng đoàn tụ, hai người cùng thỏa thuận rút đơn yêu cầ

Có bắt buộc phải hòa giải khi giải quyết yêu cầu xin ly hôn?

Hòa giải là cách tốt nhất để hai vợ chồng đoàn tụ bởi ly hôn vốn là việc chẳng ai mong muốn. Tuy nhiên, liệu Tòa án có bắt buộc phải hòa giải khi giải quyết ly hôn? Hòa giải là gì? Nguyên tắc khi tiến hành hòa giải Hòa giải là việc một bên thứ ba tiến hành thuyết phục, hỗ trợ các bên trong việc thỏa thuận, thương lượng để chấm dứt hoàn toàn hoặc một phần những xung đột, tranh chấp, bất đồng với nhau. Theo đó, hiện nay thủ tục hòa giải gồm hòa giải tại cơ sở, hòa giải tại Tòa án, tại trung tâm trọng tài thương mại, … để giải quyết các tranh chấp về ly hôn, lao động, thương mại… Đặc biệt, trong các vụ án ly hôn, hòa giải có ý nghĩa vô cùng to lớn để hàn gắn mối quan hệ đã rạn nứt, giải quyết các tranh chấp, xung đột giữa hai vợ chồng một cách ổn thỏa, đảm bảo quyền, lợi ích của cả vợ chồng và con cái. Theo đó, trong hôn nhân, gia đình, khi hòa giải một vụ ly hôn, cần phải dựa vào các nguyên tắc: – Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của vợ chồng; – Không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ

Ly hôn mất bao nhiêu tiền? Ai là người phải nộp?

Hiện nay, các vụ án ly hôn ngày càng nhiều. Chính vì thế, một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm là mức án phí ly hôn được tính thế nào? Mức án phí ly hôn mới nhất Ly hôn là việc chấm dứt mối quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ. Theo đó, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định có 02 cách để vợ chồng thực hiện việc ly hôn là thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn. – Thuận tình ly hôn là việc hai vợ chồng cùng cảm thấy cuộc sống hôn nhân lâm vào bế tắc, không thể tiếp tục được và không đạt được mục đích kết hôn ban đầu (Điều 55); – Đơn phương ly hôn là việc ly hôn theo yêu cầu của một bên. Nếu vì nguyên nhân bạo lực gia đình hoặc do một bên vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong thời gian kết hôn thì một bên có thể xin ly hôn (Điều 56). Xem thêm: Ly hôn nhanh: Chọn thuận tình hay đơn phương? Lúc này, ngoài việc chấm dứt quan hệ hôn nhân, hai vợ chồng có thể thỏa thuận việc giành quyền nuôi con hoặc phân chia tài sản chung vợ chồng. Khi đó, tùy vào từng yê

Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương và thuận tình

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Vậy cần phải tốn bao nhiêu thời gian để việc ly hôn được giải quyết xong? Thời gian ly hôn đơn phương mất bao lâu? Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng. Kèm theo đó là sự thay đổi về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với con cái, tài sản… Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, ly hôn có thể được Tòa án giải quyết theo yêu cầu của một bên. Theo đó, vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn nếu có một trong các căn cứ: – Vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình; – Vợ hoặc chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của mình làm hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, không thể tiếp tục chung sống với nhau và mục đích xây dựng gia đình không đạt được; – Khi Tòa tuyên bố một trong hai người đã mất tích… Bởi ly hôn đơn phương xuất phát từ yêu cầu của một người nên trong thực tế có khá nhiều trường hợp bên kia gây khó khăn, bất lợi thậm chí cản tr

Vợ, chồng cùng nhau trả nợ khi ly hôn?

Việc nợ chung, nợ riêng của vợ chồng luôn là đề tài mà rất nhiều cặp vợ chồng quan tâm, đặc biệt là khi quyết định ly hôn. Vậy nếu ly hôn thì món nợ chung sẽ xử lý thế nào? Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng phải cùng trả nợ? Theo quy định tại Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, vợ chồng cùng có nghĩa vụ trả nợ chung nếu việc vay nợ đó xảy ra trong thời kỳ hôn nhân và: – Do cả hai vợ chồng cùng thỏa thuận, xác lập và theo quy định hai người phải cùng chịu trách nhiệm; – Do một trong hai vợ chồng thực hiện nhưng để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; – Nghĩa vụ trả nợ phát sinh nhằm chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; – Việc vay nợ để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình. Ngoài ra, Điều 27 Luật này cũng khẳng định, với các nghĩa vụ nêu trên thì vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới. Đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm liên đới với các giao dịch của một bên thực hiện nếu: – Việc vay nợ nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; – Vợ hoặc chồng đứng