Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Những cách xử lý khi hàng xóm không chịu ký giáp ranh để làm Sổ đỏ

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới việc hàng xóm không ký giáp ranh như mâu thuẫn cá nhân, tranh chấp đất đai. Nếu thuộc trường hợp này thì người dân cần nắm rõ cách xử lý khi hàng xóm không chịu ký giáp ranh dưới đây. 1. Vẫn nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận Khoản 11 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định những trường hợp cơ quan nhà nước từ chối hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, trong đó nêu rõ: “… Khi nhận được văn bản của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng Thừa phát lại yêu cầu tạm dừng hoặc dừng việc cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là đối tượng phải thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự hoặc văn bản thông báo về việc kê biên tài sản thi hành án; khi nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai về việc đã tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất;”. Theo
Các bài đăng gần đây

Sang tên Sổ đỏ có phải ký giáp ranh không?

Để được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện theo quy định, một trong những điều kiện đó là đất không có tranh chấp. Vậy, sang tên Sổ đỏ có phải ký giáp ranh không? Để trả lời cho câu hỏi: Sang tên Sổ đỏ có phải ký giáp ranh hay không cần biết rõ điều kiện chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất và thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho. Chỉ phải ký giáp ranh nếu điều kiện và thủ tục trên có quy định, cụ thể: Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất Căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, điểm a khoản 3 Điều 167 và Điều 188 Luật Đất đai 2013, để việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực phải đáp ứng các điều kiện sau: (1) Điều kiện của thửa đất được chuyển nhượng Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất được chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: “a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

Những tài sản gắn liền với đất được cấp Sổ đỏ và cách ghi trong sổ

Tài sản trên đất gồm nhiều loại khác nhau nhưng không phải loại tài sản nào cũng được ghi trong Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng). Theo quy định thì chỉ có 04 loại tài sản gắn liền với đất được cấp Sổ đỏ nếu đủ điều kiện. 1. 4 loại tài sản gắn liền với đất được cấp Sổ đỏ Căn cứ khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai 2013 và Điều 31, 32, 33, 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, tài sản gắn liền với đất được chứng nhận quyền sở hữu và được ghi tại trang 2 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là Giấy chứng nhận) gồm: (1) Nhà ở; (2) Công trình xây dựng khác (công trình xây dựng không phải là nhà ở); (3) Rừng sản xuất là rừng trồng; (4) Cây lâu năm. Lưu ý: Để được chứng nhận quyền sở hữu thì điều kiện trước tiên là những loại tài sản trên tồn tại tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận. Như vậy, ngoài quyền sử dụng đất thì người dân còn được chứng nhận quyền sở hữu đối với các loại tài sản gắn liền với đất nếu có đủ điều kiện, gồm: Nhà ở, công

Phải làm gì khi Sổ đỏ cấp sai mục đích sử dụng đất?

Mục đích sử dụng đất trong Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) được ghi thống nhất với sổ địa chính theo từng loại đất cụ thể. Nếu phát hiện Sổ đỏ cấp sai mục đích sử dụng đất thì tùy vào việc ai phát hiện mà có cách xử lý khác nhau. 1. Mục đích sử dụng đất khi cấp Sổ đỏ Căn cứ Điều 11 Luật Đất đai 2013 và khoản 1 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, việc xác định loại đất (mục đích sử dụng đất) theo một trong những căn cứ sau: * Đối với đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất Trường hợp đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì loại đất được xác định theo giấy tờ đó. * Đối với đất được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng Mục đích sử dụng đất (loại đất) được xác định theo quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. * Đối với đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng

Sổ địa chính là gì? Nội dung và giá trị pháp lý của sổ địa chính

Sổ địa chính là loại sổ thông dụng trong quản lý đất đai, trong đó chứa đựng nhiều thông tin về thửa đất và tài sản gắn liền với đất. Vậy, sổ địa chính là gì, nội dung và giá trị pháp lý của sổ địa chính như thế nào? Sổ địa chính là gì? Sổ địa chính là thành phần quan trọng của hồ sơ địa chính. Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì sổ địa chính được hiểu như sau: Sổ địa chính là loại sổ được lập để ghi nhận kết quả đăng ký, làm cơ sở để xác định tình trạng pháp lý và giám sát, bảo hộ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định pháp luật đất đai. Hình thức của sổ địa chính được thể hiện như sau: (1) Sổ địa chính được lập ở dạng số Sổ địa chính điện tử được Thủ trưởng cơ quan đăng ký đất đai ký duyệt bằng chữ ký điện tử theo quy định và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu địa chính theo Mẫu số 01/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. (2) Sổ địa chính dạng giấy Sổ đ

Người dân có được xây nhà ở kín mảnh đất của mình không?

Thông thường ở nông thôn hoặc khi diện tích mảnh đất lớn thì người dân sẽ có phần diện tích làm sân, vườn hoặc chỗ để xe. Tuy nhiên, đối với khu vực đô thị hoặc mảnh đất nhỏ thì việc xây kín sẽ giúp tăng diện tích sử dụng. Vậy, người dân có được xây nhà ở kín mảnh đất của mình không? 1. Người dân có thể xây dựng kín mảnh đất của mình Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD, khi xây dựng nhà ở riêng lẻ thì người dân phải bảo đảm quy định về mật độ xây dựng theo bảng dưới đây. Bảng 2.8: Mật độ xây dựng thuần tối đa của lô đất xây dựng nhà ở riêng lẻ (nhà biệt thự, nhà ở liền kề, nhà ở độc lập) Diện tích lô đất (m2/căn nhà) ≤ 90 100 200 300 500 ≥ 1.000 Mật độ xây dựng tối đa (%) 100 90 70 60 50 40 Chú thích: Lô đất xây dựng nhà ở riêng lẻ còn phải đảm bảo hệ số sử dụng đất không vượt quá 07 lần. Như vậy, đối với diện tích lô đất bằng hoặc nhỏ hơn 90m2 thì được xây nhà kín

Cách xác định ranh giới và mốc giới thửa đất

Ranh giới thửa đất được xác định theo nhiều căn cứ khác nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích mảnh đất. Nếu nắm rõ cách xác định ranh giới thửa đất sẽ giúp người sử dụng đất bảo vệ quyền lợi của mình, nhất là khi có tranh chấp. 1. Quy định về ranh giới thửa đất 1.1. Ranh giới thửa đất là gì? Trên thực tế và trong các văn bản pháp luật về đất đai đều có cách hiểu thống nhất về ranh giới thửa đất. Tiết d điểm 2.3 khoản 2 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về ranh giới như sau: “Ranh giới thửa đất là đường gấp khúc tạo bởi các cạnh thửa nối liền, bao khép kín phần diện tích thuộc thửa đất đó”. 1.2. Ranh giới thửa đất trong một số trường hợp đặc biệt – Đối với trường hợp đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở thì ranh giới được xác định là đường bao của toàn bộ diện tích đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đó. – Đối với ruộng bậc thang thì ranh giới được xác định là đường bao ngoài cùng, bao gồm các bậc thang liền kề có cùng mục đích sử dụng đất, thuộc phạm vi sử dụng của mộ