Chuyển đến nội dung chính

Sổ địa chính là gì? Nội dung và giá trị pháp lý của sổ địa chính

Sổ địa chính là loại sổ thông dụng trong quản lý đất đai, trong đó chứa đựng nhiều thông tin về thửa đất và tài sản gắn liền với đất. Vậy, sổ địa chính là gì, nội dung và giá trị pháp lý của sổ địa chính như thế nào?

Sổ địa chính là gì?

Sổ địa chính là thành phần quan trọng của hồ sơ địa chính. Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì sổ địa chính được hiểu như sau:

Sổ địa chính là loại sổ được lập để ghi nhận kết quả đăng ký, làm cơ sở để xác định tình trạng pháp lý và giám sát, bảo hộ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định pháp luật đất đai.

Hình thức của sổ địa chính được thể hiện như sau:

(1) Sổ địa chính được lập ở dạng số

Sổ địa chính điện tử được Thủ trưởng cơ quan đăng ký đất đai ký duyệt bằng chữ ký điện tử theo quy định và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu địa chính theo Mẫu số 01/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.

(2) Sổ địa chính dạng giấy

Sổ địa chính dạng giấy được áp dụng đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, chưa có điều kiện lập sổ địa chính điện tử theo quy định Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. Với những địa phương này thì thực hiện như sau:

– Địa phương đã lập sổ địa chính dạng giấy theo quy định tại Thông tư 09/2007/TT-BTNMT thì tiếp tục cập nhật vào sổ địa chính dạng giấy đang sử dụng; nội dung thông tin ghi vào sổ theo hướng dẫn sửa đổi, bổ sung tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.

– Địa phương chưa lập sổ địa chính dạng giấy theo quy định tại Thông tư 09/2007/TT-BTNMT thì Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm in trang sổ địa chính (điện tử) chưa ký số ra dạng giấy để thực hiện ký, đóng dấu của Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai phục vụ cho công tác quản lý thường xuyên.

Nội dung của sổ địa chính

Khoản 2 Điều 21 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định nội dung của sổ địa chính gồm các dữ liệu sau:

(1) Dữ liệu về số hiệu, địa chỉ, diện tích thửa đất hoặc đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất.

(2) Dữ liệu về người sử dụng đất (như thông tin về tên, giấy tờ nhân thân, địa chỉ của hộ gia đình, cá nhân,…), người được Nhà nước giao quản lý đất.

(3) Dữ liệu về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất gồm hình thức sử dụng, loại đất, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng, mã ký hiệu nguồn gốc, nghĩa vụ tài chính, hạn chế quyền sử dụng đất và quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề.

(4) Dữ liệu về tài sản gắn liền với đất (bao gồm cả dữ liệu về chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất) như đặc điểm của tài sản, chủ sở hữu.

(5) Dữ liệu tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, quyền quản lý đất như thời điểm nhận hồ sơ đăng ký lần đầu, thời điểm đăng ký vào sổ địa chính, giấy tờ về nguồn gốc sử dụng, sở hữu,…

(6) Dữ liệu về sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất như thời điểm đăng ký và nội dung thay đổi.

Giá trị pháp lý của sổ địa chính

Căn cứ vào mục đích lập sổ địa chính và giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính (sổ địa chính là thành phần quan trọng của hồ sơ địa chính) thì giá trị pháp lý của sổ địa chính được thể hiện như sau:

(1) Sổ địa chính làm cơ sở để xác định tình trạng pháp lý của thửa đất.

(2) Sổ địa chính làm cơ sở để xác định, bảo hộ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Người sử dụng đất có các quyền như được cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) nếu đủ điều kiện; hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình; quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế,…

Đối với trường hợp người sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận lần đầu thì sổ địa chính là cơ sở quan trọng để xác định tình trạng pháp lý về thửa đất, trên cơ sở đó xem xét điều kiện cấp Giấy chứng nhận cho người đang sử dụng đất.

(3) Sổ địa chính làm cơ sở để xác định, bảo hộ các quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.

(4) Làm cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định pháp luật đất đai.

Lưu ý: Sổ địa chính dạng giấy, dạng số đều có giá trị pháp lý như nhau.

Trên đây là quy định trả lời cho câu hỏi: Sổ địa chính là gì và những nội dung cũng như giá trị pháp lý của sổ địa chính. Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin về Sổ địa chính hoặc các vấn đề khác về đất đai hãy gọi ngay 0926 220 286 và nói với các chuyên gia pháp lý của chúng tôi vấn đề của bạn.

Xem thêm:

The post Sổ địa chính là gì? Nội dung và giá trị pháp lý của sổ địa chính appeared first on Luật Dân Việt - Tư vấn luật uy tín số hàng đầu Việt Nam.



source https://luatdanviet.com.vn/so-dia-chinh-la-gi-noi-dung-va-gia-tri-phap-ly-cua-so-dia-chinh/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Người dân có được xây nhà ở kín mảnh đất của mình không?

Thông thường ở nông thôn hoặc khi diện tích mảnh đất lớn thì người dân sẽ có phần diện tích làm sân, vườn hoặc chỗ để xe. Tuy nhiên, đối với khu vực đô thị hoặc mảnh đất nhỏ thì việc xây kín sẽ giúp tăng diện tích sử dụng. Vậy, người dân có được xây nhà ở kín mảnh đất của mình không? 1. Người dân có thể xây dựng kín mảnh đất của mình Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD, khi xây dựng nhà ở riêng lẻ thì người dân phải bảo đảm quy định về mật độ xây dựng theo bảng dưới đây. Bảng 2.8: Mật độ xây dựng thuần tối đa của lô đất xây dựng nhà ở riêng lẻ (nhà biệt thự, nhà ở liền kề, nhà ở độc lập) Diện tích lô đất (m2/căn nhà) ≤ 90 100 200 300 500 ≥ 1.000 Mật độ xây dựng tối đa (%) 100 90 70 60 50 40 Chú thích: Lô đất xây dựng nhà ở riêng lẻ còn phải đảm bảo hệ số sử dụng đất không vượt quá 07 lần. Như vậy, đối với diện tích lô đất bằng hoặc nhỏ hơn 90m2 thì được xây nhà kín

4 quy định Việt kiều cần biết khi mua nhà, đất tại Việt Nam

So với hộ gia đình, cá nhân trong nước thì Việt kiều (người Việt Nam định cư ở nước ngoài) khi mua nhà đất tại Việt Nam bị hạn chế một số quyền nhất định. Để bảo vệ quyền lợi của mình Việt kiều mua nhà đất tại Việt Nam cần nắm rõ một số quy định dưới đây. 1. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà tại Việt Nam Căn cứ Điều 7 Luật Nhà ở 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một trong những đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Mặc dù thuộc đối tượng sở hữu nhà ở tại Việt Nam nhưng để được công nhận quyền sở hữu nhà ở thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức sau: Mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho nhà ở, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán đất nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định. Ngoài ra, người Việ

Hướng dẫn cách tính tiền dưỡng sức sau sảy thai

Lao động nữ khi chẳng may bị sảy thai đã nghỉ hưởng chế độ thai sản có được nghỉ dưỡng sức thêm không? Nếu có thì được nghỉ bao nhiêu ngày, mức hưởng thế nào? Câu hỏi: Chị gái em làm giáo viên, đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 02 năm. Chị mang thai nhưng do trượt ngã nên đã sảy thai. Chị đã nghỉ hưởng chế độ thai sản do sảy thai theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, sau thời gian nghỉ chị em vẫn cảm thấy sức khỏe còn yếu, chưa thể tiếp tục đi làm được. ​Em có tìm hiểu được biết lao động nữ sau sinh con sức khỏe còn yếu được nghỉ dưỡng sức. Vậy, trường hợp sảy thai có được nghỉ thêm không? Nếu có thì mức hưởng là bao nhiêu? – Nguyễn Chinh (Đà Nẵng). Trả lời: Lao động nữ được nghỉ dưỡng sức sau sảy thai mấy ngày? Theo quy định tại Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trường hợp khi sẩy thai, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được căn cứ số tuần tuổi của thai. Cùng với đó, Điều