Chuyển đến nội dung chính

Tìm hiểu thủ tục mở công ty dược hiện nay

 1. Khái quát về hình thức đại lý

Đại lý là hình thức kinh doanh mà theo đó cá nhân, tổ chức, đơn vị đáp ứng các điều kiện cho việc kinh doanh của công ty, bằng danh nghĩa của đại lý thực hiện một hoặc nhiều công việc theo sự ủy thác của công ty . Hiện nay có các hình thức đại lý cơ bản sau: Đại lý bao tiêu, Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận.

2. Điều kiện để mở  đại lý cho công ty dược

Thứ nhất, Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc:

Để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thì đại lý phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

Đối với từng hình thức kinh doanh thuốc thì đại lý phải đáp ứng cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự có trình độ chuyên môn cần thiết.

Từng hình thức kinh doanh thì người quản lý chuyên môn về dược được cấp Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp. Chủ cơ sở đại lý bán thuốc của doanh nghiệp có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên.

Thứ hai, Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn

+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn cần có văn bằng chuyên môn phù hợp và thời hạn thực hành chuyên môn tại đơn vị phù hợp trong 2 năm và hai năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp, trừ trường hợp thuộc vào các trường hợp được pháp luật quy định khác.

+ Cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn vắc xin, sinh phẩm phải có một trong các văn bằng chuyên môn như bằng dược sỹ/ Bằng tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa/ Bằng tốt nghiệp đại học ngành sinh học và có hai năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp theo quy định.

+ Cá nhân chịu trách nhiệm về chuyên môn dược của cơ sở bán buôn dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải có một trong các văn bằng chuyên môn phù hợp như bằng dược sỹ/ Bằng tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa/ Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền… và cá nhân có hai năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp, trừ trường hợp người có văn bằng chuyên môn theo quy định.

Thứ ba, Đối với vị trí chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc

- Trừ trường hợp được pháp luật quy định thì cá nhân phải thực hành một trong các nội dung sau: Bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc; quản lý dược tại cơ quan quản lý về dược.

Cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn về dược phải thực hành một trong các nội dung về sản xuất nguyên liệu, sản xuất hóa chất, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, nghiên cứu về công nghệ hóa, công nghệ dược; bán buôn thuốc, xuất nhập khẩu thuốc; bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc; quản lý dược hoặc y, dược cổ truyền tại cơ quan quản lý về dược.

- Đối với cơ sở bán buôn vắc xin, sinh phẩm thì cá nhân phải thực hành một trong các hoạt động chuyên môn như sản xuất, bán buôn, kiểm nghiệm vắc xin,  bảo quản, sinh phẩm…...

- Đối với cơ sở bán buôn dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền thì cá nhân phải thực hiện một trong các hoạt động như bán buôn thuốc, dược liệu, dược liệu sản xuất thuốc,....

Thứ tư, Điều kiện về chủ sở hữu:

- Chỉ có thương nhân mới được mở đại lý do công ty dược. Thương nhân ở đây có thể hiểu là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể đã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Thứ năm, Điều kiện về ngành nghề kinh doanh:

- Đại lý của doanh nghiệp thì một trong những ngành nghề kinh doanh của đại lý bắt buộc phải có ngành nghề kinh doanh dược.

Thứ sáu, Điều kiện về vốn:

- Để trở thành đại lý cho công ty dược thì cá nhân, tổ chức phải đáp ứng điều kiện về vốn mà công ty dược đề ra.

Thứ bảy, Điều kiện về ký kết hợp đồng:

- Công ty dược và đại lý phải ký kết hợp đồng: Hợp đồng đại lý theo đúng trình tự thủ tục quy định của pháp luật.

Ngoài ra, tùy yêu cầu, mục đích của các công ty dược mà mỗi công ty sẽ có những tiêu chuẩn riêng để lựa chọn đại lý và các điều kiện ràng buộc đối với đại lý công ty dược. Do vậy, nếu có nhu cầu mở đại lý cho công ty dược thì bạn cần trao đổi chi tiết với phía công ty dược.

Liên hệ ngay luật dân việt để được hỗ trợ tốt nhất .

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Sổ địa chính là gì? Nội dung và giá trị pháp lý của sổ địa chính

Sổ địa chính là loại sổ thông dụng trong quản lý đất đai, trong đó chứa đựng nhiều thông tin về thửa đất và tài sản gắn liền với đất. Vậy, sổ địa chính là gì, nội dung và giá trị pháp lý của sổ địa chính như thế nào? Sổ địa chính là gì? Sổ địa chính là thành phần quan trọng của hồ sơ địa chính. Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì sổ địa chính được hiểu như sau: Sổ địa chính là loại sổ được lập để ghi nhận kết quả đăng ký, làm cơ sở để xác định tình trạng pháp lý và giám sát, bảo hộ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định pháp luật đất đai. Hình thức của sổ địa chính được thể hiện như sau: (1) Sổ địa chính được lập ở dạng số Sổ địa chính điện tử được Thủ trưởng cơ quan đăng ký đất đai ký duyệt bằng chữ ký điện tử theo quy định và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu địa chính theo Mẫu số 01/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. (2) Sổ địa chính dạng g...

Ngạch công chức là gì? Điều kiện thi nâng ngạch công chức

Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với lực lượng này. Vậy ngạch công chức là gì theo quy định hiện hành? Ngạch công chức là gì? Có những ngạch công chức nào? Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức (theo khoản 4 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008). Theo Điều 42 Luật Cán bộ, công chức 2008 sửa đổi 2019, ngạch công chức bao gồm 06 loại: – Chuyên viên cao cấp và tương đương; – Chuyên viên chính và tương đương; – Chuyên viên và tương đương; – Cán sự và tương đương; – Nhân viên; – Ngạch khác theo quy định của Chính phủ. Ngạch công chức là gì? Điều kiện thi nâng ngạch công chức (Ảnh minh họa)   Điều kiện thi/xét nâng ngạch công chức mới nhất Việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và được thực hiện thông qua thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch. Điều kiện thi nâng ngạch công chức Căn cứ khoản 1 Điều 45 Luật...