Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2021

Dịch vụ tư vấn luật hợp đồng

Dịch vụ tư vấn hỗ trợ pháp lý hợp đồng là lĩnh vực đòi hỏi LUẬT SƯ phải có chuyên môn cao, lâu năm kinh nghiệm trong nghề tư vấn, dịch vụ tham gia soạn thảo, đàm phán giao kết hợp đồng. Nhận thấy được tầm quan trọng của HỢP ĐỒNG và các khả năng tranh chấp phát sinh về sau từ khi ký kết (cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước). Công ty Luật Dân Việt với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực “tư vấn pháp luật” cung cấp “dịch vụ tư vấn luật hợp đồng” với mong muốn giúp quý khách hàng tiết kiệm được thời gian, tránh những rủi ro phát sinh từ hoạt động ký kết hợp đồng trong quá trình hợp tác kinh doanh, thương mại quốc tế. Tại sao cần phải tư vấn luật hợp đồng? HỢP ĐỒNG là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong những quan hệ xã hội cụ thể. Một hợp đồng phải xuất phát từ sự thỏa thuận làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Vai trò của hợp đồng trong các giao dịch dân sự nói chung và giao dịch củ

Dịch vụ tư vấn luật đất đai – nhà ở

Dịch vụ tư vấn luật đất đai – nhà ở: Là dịch vụ luật sư đất đai tư vấn chuyên nghiệp hình thức online và offline của Luật Luật Dân Việt. Với mục đích nhằm giải đáp các thắc mắc về tranh chấp đất đai, hướng dẫn khiếu nại về quy hoạch, đền bù, các thủ tục và tính pháp lý về giao dịch nhà đất. Tư vấn luật đất đai online: sẽ dành cho đối tượng khách hàng không có điều kiện đến tư vấn trực tiếp tại văn phòng công ty, dùng điện thoại gọi về số tổng đài (0926 220 286) Luật sư sẽ trực tiếp giải đáp. Tư vấn luật đất đai offline: Đặt lịch hẹn luật sư và chuyên viên pháp lý đất đai Luật Dân Việt để tư vấn trực tiếp. Luật Luật Dân Việt mong muốn được tư vấn và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mọi người dân theo quy định pháp luật đất đai hiện hành. Tại sao cần được tư vấn pháp luật về đất đai? Nhằm đảm bảo thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất cũng như hạn chế tối đa các tranh chấp liên quan, người sử dụng đất phải nắm rõ các quy định của pháp luật đất đai hiện hành. Tuy

Hợp đồng lao động vô hiệu là gì? Khi nào hợp đồng lao động bị vô hiệu?

Hợp đồng lao động vô hiệu là gì? Trong trường hợp nào thì hợp đồng lao động bị vô hiệu? Cách xử lý khi hợp đồng lao động vô hiệu thế nào? Là thắc mắc của nhiều người hiện nay. * Khái niệm hợp đồng lao động vô hiệu là gì? Hợp đồng lao động vô hiệu là hợp đồng không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy định nên không có giá trị pháp lý, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Các trường hợp nào hợp đồng lao động bị vô hiệu? Theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động có thể vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần. Cụ thể: * Hợp đồng vô hiệu toàn bộ khi: – Toàn bộ nội dung hợp đồng trái pháp luật. Trong thực tế, ít xảy ra trường hợp vô hiệu này. Lý do vì nhiều doanh nghiệp hiện nay đã có ban pháp chế, cán bộ pháp lý để hỗ trợ trong việc soạn thảo, xem xét hợp đồng trước khi tiến hành ký kết. – Người ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền. Việc ký kết không đúng thẩm quyền hầu hết đều liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ củ

Tranh chấp lao động là gì? Các lưu ý về giải quyết chấp lao động

Trong quan hệ lao động, tranh chấp lao động là điều khó tránh. Vậy tranh chấp lao động là gì? Cần lưu ý những điểm gì về giải quyết tranh chấp lao động năm 2021? Khái niệm tranh chấp lao động là gì? Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động (Căn cứ khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2019). Các lưu ý về giải quyết tranh chấp lao động 2021 * Nguyên tắc trong giải quyết tranh chấp lao động theo BLLĐ 2019 Theo quy định tại BLLĐ năm 2019, trong tranh chấp lao động, hai bên không còn bắt buộc phải trực tiếp thương lượng để giải quyết. Việc giải quyết tranh chấp lao động cần đảm bảo các nguyên tắc sau: – Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động; – Coi trọng giả

Đình công là gì? Các trường hợp đình công hợp pháp, bất hợp pháp

Đình công là gì? Các trường hợp người lao động có quyền đình công và các khi nào bị coi là đình công bất hợp pháp theo quy định mới nhất hiện nay? * Khái niệm đình công là gì? Căn cứ quy định tại Điều 198 Bộ luật Lao động năm 2019, đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo. * Các trường hợp người lao động có quyền đình công? Điều 199 Bộ luật Lao động 2019 đã nêu nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì người lao động có quyền đình công: 1. Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải; 2. Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực

Tội phạm là gì? Phân loại tội phạm theo quy định của BLHS

Tội phạm là một trong những khái niệm pháp lý cơ bản và quan trọng nhất trong Bộ luật Hình sự. Sau đây, Luật Dân Việt sẽ giới thiệu về khái niệm tội phạm và phân loại tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015. Tội phạm là gì? Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 định nghĩa về tội phạm như sau: 1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự. 2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm v

Ngạch công chức là gì? Điều kiện thi nâng ngạch công chức

Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với lực lượng này. Vậy ngạch công chức là gì theo quy định hiện hành? Ngạch công chức là gì? Có những ngạch công chức nào? Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức (theo khoản 4 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008). Theo Điều 42 Luật Cán bộ, công chức 2008 sửa đổi 2019, ngạch công chức bao gồm 06 loại: – Chuyên viên cao cấp và tương đương; – Chuyên viên chính và tương đương; – Chuyên viên và tương đương; – Cán sự và tương đương; – Nhân viên; – Ngạch khác theo quy định của Chính phủ. Ngạch công chức là gì? Điều kiện thi nâng ngạch công chức (Ảnh minh họa)   Điều kiện thi/xét nâng ngạch công chức mới nhất Việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và được thực hiện thông qua thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch. Điều kiện thi nâng ngạch công chức Căn cứ khoản 1 Điều 45 Luật Cán

Vi phạm hành chính là gì? Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

Vi phạm hành chính là một trong những vi phạm phổ biến và thường gặp trong nhiều lĩnh vực. Vậy vi phạm hành chính là gì? Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính thế nào? Mục lục bài viết * Khái niệm vi phạm hành chính là gì? * Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính * Thời hạn lập biên bản xử phạt hành chính * Khái niệm vi phạm hành chính là gì? Theo quy định tại Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính là gì? (Ản minh họa)   * Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính Khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính đã quy định về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính bao gồm: a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp lu

Xử phạt vi phạm hành chính là gì? Trường hợp nào không bị xử phạt?

Xử phạt vi phạm hành chính là khái niệm được nhắc đến nhiều trong các vụ việc liên quan đến các vi phạm hành chính bị áp dụng xử phạt. Vậy xử phạt vi phạm hành chính là gì? Mục lục bài viết Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính là gì? Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính là gì? Căn cứ khoản 2 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi năm 2020 đã nêu khái niệm về xử phạt vi phạm hành chính như sau: Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Xử phạt vi phạm hành chính là gì? (Ảnh minh họa)   Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính Căn cứ khoản 1 Điều 5 Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 và Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Xử lý vi phạm hành chính, các đối  tượng bị

Trích lục bản đồ địa chính là gì và dùng để làm gì?

Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn có nhiều quy định về trích lục bản đồ địa chính. Vậy trích lục bản đồ địa chính là gì và được dùng để làm gì? Trích lục bản đồ địa chính là gì? Hiện nay, pháp luật chưa có định nghĩa cụ thể thế nào là trích lục, theo đó, chỉ có quy định duy nhất về trích lục hộ tịch. Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch.[…] Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính. Trong Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành có nhiều quy định về trích lục bản đồ địa chính nhưng lại không định nghĩa hay giải thích trích lục bản đồ địa chính là gì. Tuy nhiên, theo Phụ lục số 13 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, trích lục bản đồ địa chính chứa những thông tin về thửa đất, gồm: – Số thứ tự thửa đất, tờ bản đồ, địa chỉ thửa đ

Thông điệp 5K trong phòng chống Covid-19 là gì?

Những ngày gần đây, việc thực hiện thông điệp 5K thường xuyên được tuyên truyền đến người dân để chủ động phòng, chống Covid-19. Vậy thông điệp 5K là gì? Thông điệp 5K là gì? Bộ Y tế khuyến cáo thực hiện “5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế” để phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, thông điệp 5K gồm:  1. Khẩu trang – Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người. – Đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly. 2. Khử khuẩn – Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/vật dụng thường xuyên tiếp xúc. – Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng. 3. Khoảng cách – Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác. 4. Không tụ tập – Không tụ tập đông người 5. Khai báo y tế – Thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI – Cài đặt ứng dụng BlueZone tại địa chỉ https://ift.tt/2OWqjH9   để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19. – Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở gọi đư

F0, F1, F2… là gì? Cách nhận biết để phòng, chống Covid-19

Những ngày qua, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, vì vậy mọi người cần chủ động tìm hiểu và có những biện pháp phòng, chống dịch kịp thời. Sau đây là giải đáp của Vanbanluat về một số thông tin về Covid-19. F0, F1, F2, F3… là gì? Cách nhận biết thế nào? Có thể hiểu F0, F1, F2, F3… là các cấp độ lây nhiễm virus Covid-19 hoặc phân loại đối tượng người nhiễm và người nghi nhiễm Covid-19. Theo Bộ Y tế, các trường hợp F0, F1, F2, F3… được xác định như sau: Đối tượng F0:  Người được xác định là dương tính với Covid-19 – Những người này được cách ly, điều trị tại bệnh viện. – F0 nên báo cho F1 về tình trạng của mình. Đối tượng F1:  Người nghi nhiễm hoặc tiếp xúc với người dương tính với Covid-19 (F0) – Những người này cần đeo ngay khẩu trang, giữ khoảng cách với người xung quanh trên 2m. – Báo cho cơ sở y tế gần nhất hoặc qua hệ thống hotline đã được Bộ Y tế công bố. – Chuẩn bị đồ và đi cách ly tại bệnh viện. – Những người này tự báo cho F2 về tình trạng của mình. Đối tư