Chuyển đến nội dung chính

Ngạch công chức là gì? Điều kiện thi nâng ngạch công chức

Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với lực lượng này. Vậy ngạch công chức là gì theo quy định hiện hành?

Ngạch công chức là gì? Có những ngạch công chức nào?

Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức (theo khoản 4 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008).

Theo Điều 42 Luật Cán bộ, công chức 2008 sửa đổi 2019, ngạch công chức bao gồm 06 loại:

– Chuyên viên cao cấp và tương đương;

– Chuyên viên chính và tương đương;

– Chuyên viên và tương đương;

– Cán sự và tương đương;

– Nhân viên;

– Ngạch khác theo quy định của Chính phủ.

ngạch công chức là gì

Ngạch công chức là gì? Điều kiện thi nâng ngạch công chức (Ảnh minh họa)
 

Điều kiện thi/xét nâng ngạch công chức mới nhất

Việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và được thực hiện thông qua thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch.

Điều kiện thi nâng ngạch công chức

Căn cứ khoản 1 Điều 45 Luật Cán bộ, công chức 2008 sửa đổi 2019, Điều 30 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, công chức được đăng ký dự thi nâng ngạch khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

1- Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật tại Điều 82 Luật này;

2- Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;

3- Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch dự thi;

Trường hợp công chức có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ hoặc tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của ngạch dự thi thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của ngạch dự thi.

Trường hợp công chức được miễn thi môn ngoại ngữ hoặc môn tin học thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của ngạch dự thi.

4- Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu đối với từng ngạch công chức quy định tại tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch dự thi;

Trường hợp trước khi được tuyển dụng hoặc được tiếp nhận đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm việc ở vị trí có yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp (nếu thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được cơ quan có thẩm quyền tính làm căn cứ xếp lương ở ngạch công chức hiện giữ thì được tính là tương đương với ngạch công chức hiện giữ.

Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ ngạch dưới liền kề với ngạch dự thi tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.

Điều kiện xét nâng ngạch công chức

Theo khoản 1 Điều 45 Luật Cán bộ, công chức 2008 sửa đổi 2019, Điều 31 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện 1,2, 3 nêu trên thì được xét nâng ngạch công chức nếu:

– Có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận;

– Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm.

The post Ngạch công chức là gì? Điều kiện thi nâng ngạch công chức appeared first on Luật Dân Việt - Tư vấn luật uy tín hàng đầu Việt Nam.



source https://luatdanviet.com/ngach-cong-chuc-la-gi-dieu-kien-thi-nang-ngach-cong-chuc

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Sổ địa chính là gì? Nội dung và giá trị pháp lý của sổ địa chính

Sổ địa chính là loại sổ thông dụng trong quản lý đất đai, trong đó chứa đựng nhiều thông tin về thửa đất và tài sản gắn liền với đất. Vậy, sổ địa chính là gì, nội dung và giá trị pháp lý của sổ địa chính như thế nào? Sổ địa chính là gì? Sổ địa chính là thành phần quan trọng của hồ sơ địa chính. Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì sổ địa chính được hiểu như sau: Sổ địa chính là loại sổ được lập để ghi nhận kết quả đăng ký, làm cơ sở để xác định tình trạng pháp lý và giám sát, bảo hộ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định pháp luật đất đai. Hình thức của sổ địa chính được thể hiện như sau: (1) Sổ địa chính được lập ở dạng số Sổ địa chính điện tử được Thủ trưởng cơ quan đăng ký đất đai ký duyệt bằng chữ ký điện tử theo quy định và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu địa chính theo Mẫu số 01/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. (2) Sổ địa chính dạng g...

Tìm hiểu thủ tục mở công ty dược hiện nay

 1. Khái quát về hình thức đại lý Đại lý là hình thức kinh doanh mà theo đó cá nhân, tổ chức, đơn vị đáp ứng các điều kiện cho việc kinh doanh của công ty, bằng danh nghĩa của đại lý thực hiện một hoặc nhiều công việc theo sự ủy thác của công ty . Hiện nay có các hình thức đại lý cơ bản sau: Đại lý bao tiêu, Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận. 2. Điều kiện để mở  đại lý cho công ty dược Thứ nhất, Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc: Để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thì đại lý phải đáp ứng được các điều kiện sau đây: Đối với từng hình thức kinh doanh thuốc thì đại lý phải đáp ứng cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự có trình độ chuyên môn cần thiết. Từng hình thức kinh doanh thì người quản lý chuyên môn về dược được cấp Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp. Chủ cơ sở đại lý bán thuốc của doanh nghiệp có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên. Thứ hai, Điều kiện đối với ngư...