Chuyển đến nội dung chính

F0, F1, F2… là gì? Cách nhận biết để phòng, chống Covid-19

Những ngày qua, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, vì vậy mọi người cần chủ động tìm hiểu và có những biện pháp phòng, chống dịch kịp thời. Sau đây là giải đáp của Vanbanluat về một số thông tin về Covid-19.

F0, F1, F2, F3… là gì? Cách nhận biết thế nào?

Có thể hiểu F0, F1, F2, F3… là các cấp độ lây nhiễm virus Covid-19 hoặc phân loại đối tượng người nhiễm và người nghi nhiễm Covid-19.

Theo Bộ Y tế, các trường hợp F0, F1, F2, F3… được xác định như sau:

Đối tượng F0: Người được xác định là dương tính với Covid-19

– Những người này được cách ly, điều trị tại bệnh viện.

– F0 nên báo cho F1 về tình trạng của mình.

Đối tượng F1: Người nghi nhiễm hoặc tiếp xúc với người dương tính với Covid-19 (F0)

– Những người này cần đeo ngay khẩu trang, giữ khoảng cách với người xung quanh trên 2m.

– Báo cho cơ sở y tế gần nhất hoặc qua hệ thống hotline đã được Bộ Y tế công bố.

– Chuẩn bị đồ và đi cách ly tại bệnh viện.

– Những người này tự báo cho F2 về tình trạng của mình.

Đối tượng F2: Người tiếp xúc gần với F1

– Những người này cần đeo ngay khẩu trang, giữ khoảng cách với người xung quanh trên 2m.

– Báo cho cơ sở y tế gần nhất hoặc qua hệ thống hotline đã được Bộ Y tế công bố.

– Chuẩn bị đồ, làm theo hướng dẫn cách ly tại nhà hoặc nơi quy định khác. 

– Những người này tự báo cho F3 về tình trạng của mình.

Đối tượng F3: Người tiếp xúc với F2

– Đeo ngay khẩu trang, báo cho cơ sở y tế gần nhất.

– Tự cách ly, theo dõi tại nhà, tự báo cho F4 về tình trạng của mình.

Đối tượng F4, F5 là người tiếp xúc với F3, F4: Những người này cần tự cách ly, theo dõi ở nhà, báo cho cơ sở y tế gần nhất.

cach nhan biet doi tuong covid

F0 F1 F2 F3 là gì? Cách nhận biết để phòng Covid-19​ (Nguồn ảnh: VTV)

Hướng dẫn người tham gia cách ly y tế tập trung, tại nhà và nơi lưu trú

Với người tham gia cách ly y tế tập trung

Căn cứ Hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung phòng chống dịch COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 878/QĐ-BYT của Bộ Y tế, người được cách ly tập trung cần thực hiện như sau:

– Chấp hành việc cách ly y tế theo quy định, theo nội quy của cơ sở cách ly và cam kết thực hiện các biện pháp cách ly y tế.

– Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác. Không khạc nhổ bừa bãi.

– Được đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần (sáng, chiều) một ngày và tự theo dõi sức khỏe hàng ngày.

– Thông báo cho cán bộ y tế được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt hoặc ho, đau họng, khó thở.

– Hàng ngày thực hiện việc hạn chế ra khỏi phòng cách ly và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người khác trong phân khu cách ly.

– Không tụ tập nói chuyện, không ngồi ăn chung, không tổ chức các trò chơi trong phòng, hành lang, ngoài sân trong phân khu cách ly.

– Giặt, rửa vật dụng cá nhân như quần áo, bát đĩa, cốc chén bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.

– Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như: cốc, chén, bát, đũa, thìa, khăn, bàn chải đánh răng…

– Đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước, vận động cơ thể, tập thể dục nhẹ nhàng tại chỗ.

– Thu gom riêng khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào thùng đựng chất thải lây nhiễm.

– Thu gom chất thải sinh hoạt khác vào thùng đựng chất thải sinh hoạt.

Với người cách ly tại nhà, nơi lưu trú

Theo Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú phòng chống dịch COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 879/QĐ-BYT, việc cách ly được thực hiện như sau:

– Cách ly y tế tại nhà, nơi ở, nơi lưu trú: nhà riêng; căn hộ chung cư; nhà ở tập thể; phòng ký túc xá trường học, khu công nghiệp, xí nghiệp; phòng nghỉ khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ và các phòng lưu trú của các cơ quan, đơn vị.

– Đối tượng cách ly

+ Người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với trường hợp bệnh xác định.

+ Người thuộc đối tượng cách ly tập trung có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

+ Các đối tượng khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và tùy theo diễn biến cụ thể của dịch bệnh Bộ Y tế tiếp tục hướng dẫn.

– Thời gian cách ly: Cách ly 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với nguồn nghi ngờ truyền nhiễm.

Theo Chỉ thị 05/ CT-TTg về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng đã yêu cầu:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo:

a) Rà soát, siết chặt việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn, đặc biệt tại các cơ sở y tế, trường học, khu công nghiệp, nhà máy xí nghiệp, các khu vực thường xuyên có hoạt động tập trung đông người.

b) Quyết định áp dụng các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội căn cứ theo mức độ nguy cơ với từng khu vực trên địa bàn.

c) Yêu cầu người dân thực hiện nghiêm các giải pháp về đeo khẩu trang, hạn chế tụ tập đông người, giữ khoảng cách nơi công cộng.

d) Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, xử lý nghiêm các vi phạm.

Trên đây là giải đáp về F0, F1, F2, F3… là gì, cách nhận biết và hướng dẫn cách ly y tế. Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, mỗi người cần tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống Covid-19.

Xem thêm: 

Không đeo khẩu trang để phòng chống Covid-19 phạt bao nhiêu?

The post F0, F1, F2… là gì? Cách nhận biết để phòng, chống Covid-19 appeared first on Luật Dân Việt - Tư vấn luật uy tín hàng đầu Việt Nam.



source https://luatdanviet.com/f0-f1-f2-la-gi-cach-nhan-biet-de-phong-chong-covid-19

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Người dân có được xây nhà ở kín mảnh đất của mình không?

Thông thường ở nông thôn hoặc khi diện tích mảnh đất lớn thì người dân sẽ có phần diện tích làm sân, vườn hoặc chỗ để xe. Tuy nhiên, đối với khu vực đô thị hoặc mảnh đất nhỏ thì việc xây kín sẽ giúp tăng diện tích sử dụng. Vậy, người dân có được xây nhà ở kín mảnh đất của mình không? 1. Người dân có thể xây dựng kín mảnh đất của mình Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD, khi xây dựng nhà ở riêng lẻ thì người dân phải bảo đảm quy định về mật độ xây dựng theo bảng dưới đây. Bảng 2.8: Mật độ xây dựng thuần tối đa của lô đất xây dựng nhà ở riêng lẻ (nhà biệt thự, nhà ở liền kề, nhà ở độc lập) Diện tích lô đất (m2/căn nhà) ≤ 90 100 200 300 500 ≥ 1.000 Mật độ xây dựng tối đa (%) 100 90 70 60 50 40 Chú thích: Lô đất xây dựng nhà ở riêng lẻ còn phải đảm bảo hệ số sử dụng đất không vượt quá 07 lần. Như vậy, đối với diện tích lô đất bằng hoặc nhỏ hơn 90m2 thì được xây nhà kín

4 quy định Việt kiều cần biết khi mua nhà, đất tại Việt Nam

So với hộ gia đình, cá nhân trong nước thì Việt kiều (người Việt Nam định cư ở nước ngoài) khi mua nhà đất tại Việt Nam bị hạn chế một số quyền nhất định. Để bảo vệ quyền lợi của mình Việt kiều mua nhà đất tại Việt Nam cần nắm rõ một số quy định dưới đây. 1. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà tại Việt Nam Căn cứ Điều 7 Luật Nhà ở 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một trong những đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Mặc dù thuộc đối tượng sở hữu nhà ở tại Việt Nam nhưng để được công nhận quyền sở hữu nhà ở thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức sau: Mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho nhà ở, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán đất nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định. Ngoài ra, người Việ

Hướng dẫn cách tính tiền dưỡng sức sau sảy thai

Lao động nữ khi chẳng may bị sảy thai đã nghỉ hưởng chế độ thai sản có được nghỉ dưỡng sức thêm không? Nếu có thì được nghỉ bao nhiêu ngày, mức hưởng thế nào? Câu hỏi: Chị gái em làm giáo viên, đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 02 năm. Chị mang thai nhưng do trượt ngã nên đã sảy thai. Chị đã nghỉ hưởng chế độ thai sản do sảy thai theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, sau thời gian nghỉ chị em vẫn cảm thấy sức khỏe còn yếu, chưa thể tiếp tục đi làm được. ​Em có tìm hiểu được biết lao động nữ sau sinh con sức khỏe còn yếu được nghỉ dưỡng sức. Vậy, trường hợp sảy thai có được nghỉ thêm không? Nếu có thì mức hưởng là bao nhiêu? – Nguyễn Chinh (Đà Nẵng). Trả lời: Lao động nữ được nghỉ dưỡng sức sau sảy thai mấy ngày? Theo quy định tại Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trường hợp khi sẩy thai, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được căn cứ số tuần tuổi của thai. Cùng với đó, Điều