Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới việc hàng xóm không ký giáp ranh như mâu thuẫn cá nhân, tranh chấp đất đai. Nếu thuộc trường hợp này thì người dân cần nắm rõ cách xử lý khi hàng xóm không chịu ký giáp ranh dưới đây. 1. Vẫn nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận Khoản 11 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định những trường hợp cơ quan nhà nước từ chối hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, trong đó nêu rõ: “… Khi nhận được văn bản của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng Thừa phát lại yêu cầu tạm dừng hoặc dừng việc cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là đối tượng phải thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự hoặc văn bản thông báo về việc kê biên tài sản thi hành án; khi nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai về việc đã tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất;”. Theo
Để được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện theo quy định, một trong những điều kiện đó là đất không có tranh chấp. Vậy, sang tên Sổ đỏ có phải ký giáp ranh không? Để trả lời cho câu hỏi: Sang tên Sổ đỏ có phải ký giáp ranh hay không cần biết rõ điều kiện chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất và thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho. Chỉ phải ký giáp ranh nếu điều kiện và thủ tục trên có quy định, cụ thể: Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất Căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, điểm a khoản 3 Điều 167 và Điều 188 Luật Đất đai 2013, để việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực phải đáp ứng các điều kiện sau: (1) Điều kiện của thửa đất được chuyển nhượng Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất được chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: “a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;