Chuyển đến nội dung chính

Các điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp theo Luật mới

Tên của doanh nghiệp sẽ do chủ doanh nghiệp lựa chọn nhưng phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Một trong số đó là không được phạm vào các điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp.

Các điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

Câu hỏi: Tôi đang tìm hiểu về các điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp, xin luật sư chỉ giúp tôi quy định được không ạ? Tôi xin cảm ơn – lengoc…@gmail.com.vn

Trả lời: 

Theo Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp gồm:

– Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký;

– Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;

– Sử dụng ký tự, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

– Sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu đó.

các điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

Các điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp theo Luật mới (Ảnh minh họa)

Tham khảo: Luật doanh nghiệp 2020 

Có được đặt trùng tên với công ty đã giải thể, phá sản?

Câu hỏi: Tôi đang tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp và vướng mắc ở vấn đề đặt tên công ty. Tên công ty chúng tôi lựa chọn là một công ty đã bị phá sản và giải thể. Như

vậy tôi có được sử dụng tên này để đặt cho công ty tôi hay không? Cảm ơn luật sư – Ánh Ngọc (Hải Dương)

Trả lời:

Khoản 1 Điều 38 Luật Doanh nghiệp cấm đặt tên trùng với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

Đối chiếu với quy định tại Điều 41 Luật này, khoản 1 Điều 18 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

Theo đó, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đăng ký tên doanh nghiệp trùng với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

Do đó, không được đặt tên doanh nghiệp trùng với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trên phạm vi toàn quốc, trừ doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã bị tuyên bố phá sản.

Doanh nghiệp đặt trùng tên tiếng Anh được không?

Câu hỏi: Thưa luật sư, em đang có dự định mở công ty, trong trường hợp em để tên tiếng anh của công ty trùng với tên của một công ty khác thì có được không ạ? – Hùng (Đồng Nai)

Trả lời:

Doanh nghiệp đặt trùng tên tiếng Anh được không

Doanh nghiệp đặt trùng tên tiếng Anh được không? (Ảnh minh họa)

Như đã nêu trên, tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký, việc đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký thuộc trường hợp tên gây nhầm lần và cũng bị Luật Doanh nghiệp cấm.

Cụ thể, các trường hợp bị coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký là:

(1) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;

(2) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

(3) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

(4) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

(5) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;

(6) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

(7) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;

(8) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

Lưu ý: Các trường hợp (4), (5), (6), (7), (8) không áp dụng đối với công ty con của công ty đã đăng ký.

Trùng tên nhưng khác loại hình doanh nghiệp được không?

Câu hỏi: Mình đang tham khảo một số tên công ty nhưng tên công ty mà mình dự định đặt lại có công ty khác đã đặt rồi. Liệu mình đặt tên giống thế nhưng khác loại công ty có được không? Mong nhận được hồi đáp sớm. Xin cảm ơn – Vũ Khánh Nam (Hà Nam)

Trả lời:

Tên công ty, doanh nghiệp = Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng

Trong đó,

– Loại hình doanh nghiệp được viết là:

+ “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;

+ “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần;

+ “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh;

+ “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

– Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Mà tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt đã đăng ký, nói cách khác, tên doanh nghiệp bị coi là tên trùng thì phải trùng cả tên loại hình và tên riêng.

Tuy nhiên, tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký lại thuộc trường hợp tên gây nhầm lẫn.

Như vậy, không được đặt tên doanh nghiệp trùng với tên doanh nghiệp đã đăng ký dù khác loại hình.



source https://luatdanviet.com/cac-dieu-cam-trong-dat-ten-doanh-nghiep-theo-luat-moi

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tìm hiểu thủ tục mở công ty dược hiện nay

 1. Khái quát về hình thức đại lý Đại lý là hình thức kinh doanh mà theo đó cá nhân, tổ chức, đơn vị đáp ứng các điều kiện cho việc kinh doanh của công ty, bằng danh nghĩa của đại lý thực hiện một hoặc nhiều công việc theo sự ủy thác của công ty . Hiện nay có các hình thức đại lý cơ bản sau: Đại lý bao tiêu, Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận. 2. Điều kiện để mở  đại lý cho công ty dược Thứ nhất, Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc: Để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thì đại lý phải đáp ứng được các điều kiện sau đây: Đối với từng hình thức kinh doanh thuốc thì đại lý phải đáp ứng cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự có trình độ chuyên môn cần thiết. Từng hình thức kinh doanh thì người quản lý chuyên môn về dược được cấp Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp. Chủ cơ sở đại lý bán thuốc của doanh nghiệp có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên. Thứ hai, Điều kiện đối với ngư...

Đình công là gì? Các trường hợp đình công hợp pháp, bất hợp pháp

Đình công là gì? Các trường hợp người lao động có quyền đình công và các khi nào bị coi là đình công bất hợp pháp theo quy định mới nhất hiện nay? * Khái niệm đình công là gì? Căn cứ quy định tại Điều 198 Bộ luật Lao động năm 2019, đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo. * Các trường hợp người lao động có quyền đình công? Điều 199 Bộ luật Lao động 2019 đã nêu nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì người lao động có quyền đình công: 1. Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải; 2. Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực ...

Luật Dân Việt - Tư vấn thành lập công ty hàng đầu hiện nay

Bạn đang có nhu cầu thành lập công ty, hãy liên hệ ngay tới đội ngũ luật sư và chuyên viên hàng đầu hiện nay của Luật Dân Việt để được hỗ trợ tốt nhất.  Luật Dân Việt HỖ TRỢ VÀ LÀM ĐƯỢC GÌ CHO BẠN ? Tiếp nhận thông tin, những vướng mắc và yêu cầu từ phía bạn trong suốt quá trình thực hiện thủ tục. Tư vấn và giải đáp rõ ràng nhất từng vấn đề để khách hàng có thể hiểu tổng quan nhất về doanh nghiệp và pháp lý liên quan Tư vấn tới quý khách nội dung chính liên quan trước khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp mới nhất Hướng dẫn quý khách chuẩn bị những thông tin, cũng như giấy tờ cần thiết khi thực hiện đăng ký mở công ty Hỗ trợ toàn diện và đầy đủ bằng các gói dịch vụ Luật Dân Việt cung cấp Cung cấp dịch vụ TRỌN GÓI, NHANH và TIẾT KIỆM TỐI ĐA CHI PHÍ ban đầu khi mở doanh nghiệp Cung cấp các dịch vụ hậu mãi và hỗ trợ pháp lý trong suốt thời gian hoạt động doanh nghiệp..   Trên đây là những nội dung mà chúng tôi muốn mang đến đồng thời giúp quý khách hàng có được sự hỗ trợ tố...