Chuyển đến nội dung chính

Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH thế nào?

Không ít người lao động tham gia bảo hiểm xã hội thắc mắc về mức bình quân tiền lương, thu nhập tháng để tính các chế độ bảo hiểm xã hội thế nào. Sau đây là giải đáp của Vanbanluat về mức bình quân tiền lương tháng.

Mức bình quân tiền quân tiền lương tháng đóng BHXH khi nghỉ hưu

Câu hỏi: Xin chào Vanbanluat, cho tôi hỏi, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần quy định thế nào? – Đặng Quân (Huế).

Trả lời:

Theo Điều 20 Thông tư 59/2015 /TT-BLĐTBXH, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

(Mbqtl: mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội).

– Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

 

Mbqtl

 

 

=

 

 

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

 

 

60 tháng

 

– Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12 /2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

 

Mbqtl

 

 

=

 

 

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

 

 

72 tháng

 

– Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

 

Mbqtl

 

 

=

 

 

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

 

 

96 tháng

 

– Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

 

Mbqtl

 

 

=

 

 

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm (120 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

 

 

120 tháng

 

– Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

 

Mbqtl

 

 

=

 

 

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm (180 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

 

 

180 tháng

 

– Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

 

Mbqtl

 

 

=

 

 

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm (240 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

 

 

240 tháng

 

– Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

 

Mbqtl

 

 

=

 

 

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của của toàn bộ thời gian đóng

 

 

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

 

Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian.

Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH thế nào? (Ảnh minh họa)

Cách tính mức bình quân thu nhập tháng với người tham gia BHXH tự nguyện

Câu hỏi: Tôi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được 20 năm, năm sau đủ tuổi hưởng lương hưu. Tôi có xem cách tính lương hưu thấy mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội, xin hỏi cách tính thế nào? – Vũ Tường (Quảng Ngãi).

Trả lời:

Với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, mức hưởng lương hưu hàng tháng được tính cụ thể như sau:

 

Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

 

Theo đó, mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng.

Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố hàng năm.

Như vậy, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện căn cứ mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội như trên.

Mức bình quân tiền lương để tính chế độ thai sản thế nào?

Câu hỏi: Em có tìm hiểu cách tính tiền thai sản thấy công thức ghi mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Xin hỏi, cụ thể mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tính thế nào? – Hà Ngọc (Sơn La).

Trả lời:

Căn cứ Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội, mức hưởng chế độ thai sản được quy định như sau:

 

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

 

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

 

Theo đó, tại Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH nêu rõ, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn.

Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Vì bạn không nêu cụ thể quá trình đóng bảo hiểm xã hội, do đó bạn theo dõi ví dụ tính dưới đây với cách tính ở trên để hiểu rõ cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ chị N sinh con vào ngày 10/4/2020, có quá trình đóng bảo hiểm xã hội như sau:

– Từ tháng 11/2019 đến tháng 02/2020 (4 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 7.000.000 đồng/tháng;

– Từ tháng 3/2020 đến tháng 4/2020 (2 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 8.500.000 đồng/tháng.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị N được tính như sau:

 

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc

 

 

=

 

 

(7.000.000 x 4) + (8.500.000 x 2)

 

 

6

 

 

 

 

=

 

 

7,5 triệu đồng/tháng

 

Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị N là 7,5 triệu đồng/tháng.

Trên đây là cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Nếu còn băn khoăn, độc giả vui lòng gửi câu hỏi tại đây. Các chuyên gia pháp lý của Vanbanluat.com sẽ hỗ trợ bạn câu trả lời trong vòng 24 giờ làm việc, nếu câu hỏi đầy đủ thông tin.



source https://luatdanviet.com/cach-tinh-muc-binh-quan-tien-luong-thang-dong-bhxh-the-nao

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tìm hiểu thủ tục mở công ty dược hiện nay

 1. Khái quát về hình thức đại lý Đại lý là hình thức kinh doanh mà theo đó cá nhân, tổ chức, đơn vị đáp ứng các điều kiện cho việc kinh doanh của công ty, bằng danh nghĩa của đại lý thực hiện một hoặc nhiều công việc theo sự ủy thác của công ty . Hiện nay có các hình thức đại lý cơ bản sau: Đại lý bao tiêu, Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận. 2. Điều kiện để mở  đại lý cho công ty dược Thứ nhất, Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc: Để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thì đại lý phải đáp ứng được các điều kiện sau đây: Đối với từng hình thức kinh doanh thuốc thì đại lý phải đáp ứng cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự có trình độ chuyên môn cần thiết. Từng hình thức kinh doanh thì người quản lý chuyên môn về dược được cấp Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp. Chủ cơ sở đại lý bán thuốc của doanh nghiệp có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên. Thứ hai, Điều kiện đối với ngư...

Luật Dân Việt - Tư vấn thành lập công ty hàng đầu hiện nay

Bạn đang có nhu cầu thành lập công ty, hãy liên hệ ngay tới đội ngũ luật sư và chuyên viên hàng đầu hiện nay của Luật Dân Việt để được hỗ trợ tốt nhất.  Luật Dân Việt HỖ TRỢ VÀ LÀM ĐƯỢC GÌ CHO BẠN ? Tiếp nhận thông tin, những vướng mắc và yêu cầu từ phía bạn trong suốt quá trình thực hiện thủ tục. Tư vấn và giải đáp rõ ràng nhất từng vấn đề để khách hàng có thể hiểu tổng quan nhất về doanh nghiệp và pháp lý liên quan Tư vấn tới quý khách nội dung chính liên quan trước khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp mới nhất Hướng dẫn quý khách chuẩn bị những thông tin, cũng như giấy tờ cần thiết khi thực hiện đăng ký mở công ty Hỗ trợ toàn diện và đầy đủ bằng các gói dịch vụ Luật Dân Việt cung cấp Cung cấp dịch vụ TRỌN GÓI, NHANH và TIẾT KIỆM TỐI ĐA CHI PHÍ ban đầu khi mở doanh nghiệp Cung cấp các dịch vụ hậu mãi và hỗ trợ pháp lý trong suốt thời gian hoạt động doanh nghiệp..   Trên đây là những nội dung mà chúng tôi muốn mang đến đồng thời giúp quý khách hàng có được sự hỗ trợ tố...

Đình công là gì? Các trường hợp đình công hợp pháp, bất hợp pháp

Đình công là gì? Các trường hợp người lao động có quyền đình công và các khi nào bị coi là đình công bất hợp pháp theo quy định mới nhất hiện nay? * Khái niệm đình công là gì? Căn cứ quy định tại Điều 198 Bộ luật Lao động năm 2019, đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo. * Các trường hợp người lao động có quyền đình công? Điều 199 Bộ luật Lao động 2019 đã nêu nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì người lao động có quyền đình công: 1. Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải; 2. Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực ...