Chuyển đến nội dung chính

Con ốm được nghỉ bao nhiêu ngày? Ba, mẹ cùng được nghỉ không?

Người lao động có con nhỏ sẽ khó tránh được những khi trẻ bị ốm. Lúc này, người lao động sẽ được nghỉ chăm con ốm. Vậy, điều kiện nghỉ là gì và số ngày tối đa bao lâu?

Khi nào được nghỉ chăm con ốm? Thời gian nghỉ bao nhiêu ngày?

Câu hỏi: Tôi có tham gia bảo hiểm tại công ty từ năm 2018 đến nay. Con tôi bị sốt phải nhập viện điều trị. Xin hỏi, tôi được nghỉ bao nhiêu ngày hưởng bảo hiểm khi chăm con ốm? – Hà Phụng (Yên Bái).

Trả lời:

Tại khoản 2 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng chế độ ốm đau khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm và đồng thời có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

Theo đó, tại Điều 27 Luật này, thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau như sau:

 

1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

 

Từ quy định trên, số ngày nghỉ chăm con ốm hưởng chế độ ốm đau được nêu rõ tại Điều 5 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, cụ thể:

– Thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con theo quy định trên được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hàng tuần.

– Thời gian này được tính kể từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.

– Số ngày nghỉ khi chăm con dưới 03 tuổi là tối đa 20 ngày làm việc. Chăm con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi tối đa 15 ngày làm việc.

Như vậy, bạn căn cứ quy định trên và theo tình trạng sức khỏe của bé để tính số ngày nghỉ chăm con ốm hưởng chế độ ốm đau phù hợp.

con om duoc nghi bao nhieu ngay

Con ốm được nghỉ bao nhiêu ngày hưởng chế độ ốm đau? (Ảnh minh họa)

Cả ba, mẹ đóng BHXH có được cùng nghỉ chăm con ốm không?

Câu hỏi: Tôi và chồng cùng làm công nhân trong một nhà máy sản xuất đồ gia dụng. Bé nhà tôi mấy ngày qua đau bụng, sốt, tôi đưa cháu đi khám thì bác sĩ yêu cầu nhập viện điều trị. Cả vợ, chồng tôi cùng xin nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm nhưng nhân sự thông báo phải thay nhau nghỉ, hai vợ, chồng không được nghỉ cùng lúc. Cho tôi hỏi, có đúng vậy không? – Phùng Khanh (Đồng Nai).

Trả lời:

Theo phân tích trên, thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi. Tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

Căn cứ khoản 2 Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trường hợp cả cha, mẹ cùng tham gia bảo hiểm thì quy định như sau:

 

2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

 

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

 

Như vậy, nếu cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì đều được hưởng số ngày nghỉ theo quy định trên. Bên cạnh đó, điểm b, c khoản 1 Điều 5 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH nêu rõ:

– Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì tùy theo điều kiện của mỗi người để luân phiên nghỉ việc chăm sóc con ốm đau, thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm của người cha hoặc người mẹ cho mỗi con như trên.

– Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, cùng nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau thì cả cha và mẹ đều được giải quyết hưởng chế độ khi con ốm đau.

Thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm của người cha hoặc người mẹ cho mỗi con theo quy định trên là tối đa 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi. Tối đa 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

Hai con ốm cùng lúc được nghỉ bao nhiêu ngày?

Câu hỏi: Em đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội tại công ty được 08 tháng. Em có hai đứa con một đứa 02 tuổi và một đứa 06 tuổi. Cả hai bé đều sốt và phải nhập viện. Vậy, cho tôi hỏi tôi được nghỉ hưởng chế độ chăm con ốm mấy ngày? – Trần Nhâm (Hà Nội).

Trả lời:

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau quy định như sau:

 

a) Trường hợp trong cùng một thời gian người lao động có từ 2 con trở lên dưới 7 tuổi bị ốm đau, thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau được tính bằng thời gian thực tế người lao động nghỉ việc chăm sóc con ốm đau; thời gian tối đa người lao động nghỉ việc trong một năm cho mỗi con được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội.

 

Với quy định trên, có thể hiểu số ngày người lao động nghỉ hưởng chế độ con ốm khi có từ 02 con trở lên dưới 07 tuổi ốm được tính bằng số ngày thực tế nghỉ. Cụ thể, thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con:

– Tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi.

– Tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

Để hiểu rõ hơn về cách tính số ngày nghỉ, chúng tôi xin đưa ra ví dụ sau đây:

Chị M đang tham gia bảo hiểm xã hội, có 2 con dưới 7 tuổi bị ốm đau với thời gian. Bé đầu bị ốm từ ngày 08/10 đến ngày 14/10/2020, con thứ hai bị ốm từ ngày 11/10 đến ngày 17/10/2020. Chị M xin nghỉ việc để chăm sóc 2 bé. Ngày nghỉ hàng tuần của chị M là thứ 7 và Chủ nhật. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của bà A được tính từ ngày 08 đến ngày 17/10/2020 là 08 ngày (trừ 02 ngày nghỉ hàng tuần là thứ 7 và Chủ nhật.

Nghỉ việc hưởng chế độ con ốm có tính vào ngày nghỉ hàng năm?

Câu hỏi: Tuần trước em có xin nghỉ việc đưa con đi bệnh viện khám bệnh và phẫu thuật. Sau khi đi làm trở lại em có làm hồ sơ hưởng chế độ nghỉ con ốm, nhân sự có thông báo sẽ nộp danh sách để em hưởng trợ cấp và số ngày nghỉ chăm con sẽ tính vào nghỉ phép năm. Tuy nhiên, em hỏi lại bạn thì đây là chế độ nghỉ không bị trừ ngày phép. Xin hỏi, quy định cụ thể thế nào? – Lý Hoa (Quảng Trị ).

Trả lời:

Theo Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ ốm đau khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và đồng thời có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Số ngày nghỉ tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi, tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

Do vậy, trường hợp nghỉ chăm con ốm và có giấy xác nhận của cơ sở y tế về việc hưởng bảo hiểm thì sẽ được cơ quan bảo hiểm thanh toán chế độ ốm đau.

Tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Có thể hiểu, việc người lao động nghỉ hàng năm phụ thuộc vào nhu cầu, mong muốn của người lao động. Trong thời gian nghỉ phép năm, người lao động được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.

Ngoài ra, theo điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:

 

c) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

 

Từ những quy định trên, ngày nghỉ hưởng chế độ con ốm và nghỉ hàng năm là khác nhau. Do đó, người lao động nghỉ hưởng chế độ con ốm sẽ được cơ quan bảo hiểm trả trợ cấp và không bị trừ vào ngày nghỉ hàng năm.



source https://luatdanviet.com/con-om-duoc-nghi-bao-nhieu-ngay-ba-me-cung-duoc-nghi-khong

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tìm hiểu thủ tục mở công ty dược hiện nay

 1. Khái quát về hình thức đại lý Đại lý là hình thức kinh doanh mà theo đó cá nhân, tổ chức, đơn vị đáp ứng các điều kiện cho việc kinh doanh của công ty, bằng danh nghĩa của đại lý thực hiện một hoặc nhiều công việc theo sự ủy thác của công ty . Hiện nay có các hình thức đại lý cơ bản sau: Đại lý bao tiêu, Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận. 2. Điều kiện để mở  đại lý cho công ty dược Thứ nhất, Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc: Để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thì đại lý phải đáp ứng được các điều kiện sau đây: Đối với từng hình thức kinh doanh thuốc thì đại lý phải đáp ứng cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự có trình độ chuyên môn cần thiết. Từng hình thức kinh doanh thì người quản lý chuyên môn về dược được cấp Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp. Chủ cơ sở đại lý bán thuốc của doanh nghiệp có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên. Thứ hai, Điều kiện đối với ngư...

Luật Dân Việt - Tư vấn thành lập công ty hàng đầu hiện nay

Bạn đang có nhu cầu thành lập công ty, hãy liên hệ ngay tới đội ngũ luật sư và chuyên viên hàng đầu hiện nay của Luật Dân Việt để được hỗ trợ tốt nhất.  Luật Dân Việt HỖ TRỢ VÀ LÀM ĐƯỢC GÌ CHO BẠN ? Tiếp nhận thông tin, những vướng mắc và yêu cầu từ phía bạn trong suốt quá trình thực hiện thủ tục. Tư vấn và giải đáp rõ ràng nhất từng vấn đề để khách hàng có thể hiểu tổng quan nhất về doanh nghiệp và pháp lý liên quan Tư vấn tới quý khách nội dung chính liên quan trước khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp mới nhất Hướng dẫn quý khách chuẩn bị những thông tin, cũng như giấy tờ cần thiết khi thực hiện đăng ký mở công ty Hỗ trợ toàn diện và đầy đủ bằng các gói dịch vụ Luật Dân Việt cung cấp Cung cấp dịch vụ TRỌN GÓI, NHANH và TIẾT KIỆM TỐI ĐA CHI PHÍ ban đầu khi mở doanh nghiệp Cung cấp các dịch vụ hậu mãi và hỗ trợ pháp lý trong suốt thời gian hoạt động doanh nghiệp..   Trên đây là những nội dung mà chúng tôi muốn mang đến đồng thời giúp quý khách hàng có được sự hỗ trợ tố...

Đình công là gì? Các trường hợp đình công hợp pháp, bất hợp pháp

Đình công là gì? Các trường hợp người lao động có quyền đình công và các khi nào bị coi là đình công bất hợp pháp theo quy định mới nhất hiện nay? * Khái niệm đình công là gì? Căn cứ quy định tại Điều 198 Bộ luật Lao động năm 2019, đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo. * Các trường hợp người lao động có quyền đình công? Điều 199 Bộ luật Lao động 2019 đã nêu nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì người lao động có quyền đình công: 1. Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải; 2. Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực ...