Chuyển đến nội dung chính

toàn bộ các quy định cần biết

Đâu là những quy định về hợp đồng thử việc 2021 người lao động cần nắm để đảm bảo quyền lợi của bản thân? Dưới đây là tổng hợp các nội dung quan trọng này.

1. Hợp đồng thử việc gồm những nội dung chính gì?

Câu hỏi: Em chào các anh chị biên tập Vanbanluat, em là nhân viên phòng nhân sự mới đi làm, sếp yêu cầu em soạn thảo lại mẫu hợp đồng thử việc. Hướng dẫn giúp em theo quy định hiện nay, mẫu hợp đồng thử việc gồm các nội dung chính nào ạ? – Phan Hoàng Hân (Quảng Bình).

Trả lời:

Căn cứ Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 gồm các nội dung sau:

– Thời gian thử việc;

– Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

– Công việc và địa điểm làm việc;

– Thời hạn của hợp đồng lao động;

– Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

– Chế độ nâng bậc, nâng lương;

– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.

Ngoài ra, tùy từng vị trí hay tính chất công việc cụ thể mà người lao động và người sử dụng lao động có thể đưa ra thêm những thỏa thuận khác cho phù hợp với điều kiện làm việc.

hop dong thu viec 2021

Hợp đồng thử việc 2021 gồm những nội dung gì? (Ảnh minh họa)

2. Người lao động phải thử việc bao lâu?

Câu hỏi: Sau tết, em sẽ chính thức được tuyển vào làm lễ tân của tòa nhà của một công ty ở Hồ Chí Minh. Em chưa năm được thời gian thử việc phải mất bao lâu theo quy định mới nhất hiện nay. Vui lòng giải đáp giúp em ạ. – Trần Ánh Hường (Bình Dương).

Trả lời:

Điều 25 Bộ luật lao động năm 2019 quy định chi tiết về thời gian thử việc của người lao động. Theo đó, tùy vào tính chất, mức độ phức tạp của công việc mà thời gian thử việc khác nhau:

 

Điều 25. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

 

1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

 

2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

 

3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

 

4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

 

Như vậy, tùy vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc mà thời gian thử việc khác nhau, thời gian thử việc tối thiểu là 6 ngày và tối đa 180 ngày.

Câu hỏi: Tôi mới nhận được thông báo của phòng nhân sự nơi tôi đang trong thời gian thử việc 02 tháng tại phòng kế toán, là tôi phải thử việc thêm 30 ngày nữa do công ty đánh giá tôi chưa đạt thử việc. Vậy công ty có đang vi phạm quy định trong Bộ luật Lao động không? – Minh Anh (Quảng Ninh).

Trả lời:

Điều 25 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 quy định:

 

Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc.

 

Như vậy thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc, hay với cùng một công việc, không được ký hợp đồng thử việc từ lần thứ hai trở đi.

Tuy nhiên, pháp luật không cấm thử việc nhiều lần với nhiều công việc khác nhau tại cùng một doanh nghiệp.

Như vậy, người sử dụng lao động và người lao động có thể ký hợp đồng thử việc 02 lần với hai công việc khác nhau. Nếu người lao động hết thời gian thử việc mà vẫn không đạt yêu cầu của vị trí việc làm thì người sử dụng lao động vẫn có thể yêu cầu ký hợp đồng thử việc với các công việc khác mà người lao động chưa làm thử.

4. Tiền lương trong thời gian thử việc tính thế nào?

Câu hỏi: Em vừa nhận được email thông báo trúng tuyển và được vào thử việc tại công ty em mới đi phỏng vấn hồi đầu tháng. Cho em hỏi, trong thời gian thử việc, tiền lương sẽ được tính thế nào ạ? – Vũ Ngọc Anh (Bắc Giang).

Trả lời:

Lương là một nội dung cụ thể phải có trong hợp đồng thử việc giữa người sử dụng lao động với người lao động. Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc được quy định tại Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 như sau: người lao động sẽ được hưởng mức lương do hai bên thỏa thuận. Tuy nhiên mức thỏa thuận này không được thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.

Câu hỏi: Tôi mới thử việc được 15 ngày, tuy nhiên, công việc tôi được giao không đồng nhất với công việc tôi đã được trao đổi cụ thể trong buổi phỏng vấn. Do đó, tôi không muốn tiếp tục thử việc ở đây nữa. Vậy nếu tôi tự ý nghỉ việc khi đang thử việc thì tôi có được trả lương cho những ngày đã thử việc không? – Vũ Ánh Trang (Nha Trang).

Trả lời:

Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 quy định mức tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Mặt khác, pháp luật không quy định cụ thể về việc nghỉ việc không báo trước thì người lao động có được trả lương hay không. Việc có trả lương hay không khi người lao động tự ý nghỉ việc mà không báo trước trong thời gian thử việc phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động; Hoặc không có thỏa thuận thì phụ thuộc vào quy định, chính sách riêng của từng đơn vị sử dụng lao động.

Nếu có trả lương, tiền lương được tính căn cứ vào số ngày làm việc thực tế của người lao động và mức lương đã thỏa thuận trong hợp đồng thử việc.

tu y nghi viec co duoc tra luong khong

Tự ý nghỉ việc khi đang thử việc có được trả lương không? (Ảnh minh họa)

6. Tự ý nghỉ việc trong thời gian thử việc có phải báo trước không?

Câu hỏi: Em là sinh viên năm cuối, chuẩn bị nhận bằng tốt nghiệp. Tháng trước em có tham gia phỏng vấn và được nhận vào thử việc ở vị trí nhân viên phòng hành chính nhân sự, mảng tiền lương. Tuy nhiên, vào thử việc đã hơn 3 tuần nhưng công việc em được giao không có liên quan đến mảng tiền lương mà chỉ thuần túy là tiếp nhận công văn đi và đến cùng việc soạn thảo một số văn bản hành chính nội bộ. Em có trao đổi với quản lý của em nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng. Do đó, em định sẽ nghỉ việc từ tuần sau. Cho em hỏi, trong thời gian em đang thử việc nghỉ việc ngang thì em có cần báo trước không ạ? – Dương Hương (Hưng Yên).

Trả lời:

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 27 BLLĐ năm 2019 quy định về kết thúc thời gian thử việc thì:

Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Như vậy, theo quy định này, từ ngày 01/01/2021, người lao động nghỉ trong thời gian thử việc không cần báo trước cho người sử dụng lao động và không phải bồi thường.

Mặt khác, người sử dụng lao động cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động mà không cần báo trước nếu đang trong thời gian thử việc.

Đáng chú ý, với quy định tại BLLĐ năm 2019, người lao động khi tự ý nghỉ trong thời gian thử việc sẽ không phải bồi thường cho người sử dụng lao động.

Xem thêm: Nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần báo trước không?

7. Hết thời gian thử việc đương nhiên được chuyển sang hợp đồng lao động chính thức?

Câu hỏi: Em đã kết thúc thời gian thử việc 02 tháng theo đúng thỏa thuận khi em đến thử việc vòng cuối cùng tại công ty. Thời gian thử việc của em đã quá 05 ngày nhưng em chưa nhận được bất cứ thông báo nào từ phòng Hành chính nhân sự công ty. Hiện em vẫn đang làm việc bình thường tại công ty. Cho em hỏi là như vậy có phải là công ty đã mặc định chuyển hợp đồng của em sang là hợp đồng chính thức rồi phải không ạ? Em cảm ơn nhiều ạ. – Vũ Hoàng Đồng (Quảng Nam).

Trả lời:

Thử việc là khoảng thời gian thực tế giúp doanh nghiệp và người lao động có cơ hội đánh giá mức độ phù hợp của nhau để đi đến quyết định có tiếp tục hợp tác với nhau nữa hay không.

Do đó, trong vòng 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết kết quả công việc làm thử, trừ công việc có thời gian thử việc tối đa 06 ngày thì báo ngay khi kết thúc thử việc.

Trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động (căn cứ Nghị định số 145/2020/NĐ-CP).

Khi kết thúc thời gian thử việc mà chưa nhận được thông báo từ phía công công ty, bạn nên trực tiếp liên hệ với bộ phận nhân sự nơi mình làm việc để biết rõ kết quả thử việc và quyết định tiếp theo từ phía công ty nhằm bảo vệ quyền lợi cho bản thân như chế độ bảo hiểm, ốm đau, thai sản…



source https://luatdanviet.com/toan-bo-cac-quy-dinh-can-biet

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tìm hiểu thủ tục mở công ty dược hiện nay

 1. Khái quát về hình thức đại lý Đại lý là hình thức kinh doanh mà theo đó cá nhân, tổ chức, đơn vị đáp ứng các điều kiện cho việc kinh doanh của công ty, bằng danh nghĩa của đại lý thực hiện một hoặc nhiều công việc theo sự ủy thác của công ty . Hiện nay có các hình thức đại lý cơ bản sau: Đại lý bao tiêu, Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận. 2. Điều kiện để mở  đại lý cho công ty dược Thứ nhất, Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc: Để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thì đại lý phải đáp ứng được các điều kiện sau đây: Đối với từng hình thức kinh doanh thuốc thì đại lý phải đáp ứng cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự có trình độ chuyên môn cần thiết. Từng hình thức kinh doanh thì người quản lý chuyên môn về dược được cấp Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp. Chủ cơ sở đại lý bán thuốc của doanh nghiệp có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên. Thứ hai, Điều kiện đối với ngư...

Luật Dân Việt - Tư vấn thành lập công ty hàng đầu hiện nay

Bạn đang có nhu cầu thành lập công ty, hãy liên hệ ngay tới đội ngũ luật sư và chuyên viên hàng đầu hiện nay của Luật Dân Việt để được hỗ trợ tốt nhất.  Luật Dân Việt HỖ TRỢ VÀ LÀM ĐƯỢC GÌ CHO BẠN ? Tiếp nhận thông tin, những vướng mắc và yêu cầu từ phía bạn trong suốt quá trình thực hiện thủ tục. Tư vấn và giải đáp rõ ràng nhất từng vấn đề để khách hàng có thể hiểu tổng quan nhất về doanh nghiệp và pháp lý liên quan Tư vấn tới quý khách nội dung chính liên quan trước khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp mới nhất Hướng dẫn quý khách chuẩn bị những thông tin, cũng như giấy tờ cần thiết khi thực hiện đăng ký mở công ty Hỗ trợ toàn diện và đầy đủ bằng các gói dịch vụ Luật Dân Việt cung cấp Cung cấp dịch vụ TRỌN GÓI, NHANH và TIẾT KIỆM TỐI ĐA CHI PHÍ ban đầu khi mở doanh nghiệp Cung cấp các dịch vụ hậu mãi và hỗ trợ pháp lý trong suốt thời gian hoạt động doanh nghiệp..   Trên đây là những nội dung mà chúng tôi muốn mang đến đồng thời giúp quý khách hàng có được sự hỗ trợ tố...

Đình công là gì? Các trường hợp đình công hợp pháp, bất hợp pháp

Đình công là gì? Các trường hợp người lao động có quyền đình công và các khi nào bị coi là đình công bất hợp pháp theo quy định mới nhất hiện nay? * Khái niệm đình công là gì? Căn cứ quy định tại Điều 198 Bộ luật Lao động năm 2019, đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo. * Các trường hợp người lao động có quyền đình công? Điều 199 Bộ luật Lao động 2019 đã nêu nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì người lao động có quyền đình công: 1. Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải; 2. Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực ...