Chuyển đến nội dung chính

Người lao động có tự chốt sổ BHXH 2021 được không?

Thông thường, khi nghỉ việc, người lao động sẽ được người sử dụng lao động làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội. Thế nhưng trong nhiều trường hợp, người lao động muốn tự chốt sổ.

Chốt sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Câu hỏi: Tôi đang làm việc ở công A ở Hải Dương và dự kiến nghỉ việc vào cuối tháng này. Tôi liên hệ phòng Kế toán – Nhân sự để lấy sổ bảo hiểm xã hội thì được trả lời là đang làm thủ tục chốt sổ cho tôi. Khi nào chốt xong sẽ trả lại sổ. Cho tôi hỏi chốt sổ bảo hiểm xã hội là gì? Vì sao phải chốt sổ BHXH? – Minh Hương (Hải Dương)

Trả lời:

Cũng như khái niệm Sổ bảo hiểm xã hội, hiện nay không có khái niệm chốt sổ bảo hiểm xã hội được đề cập đến trong các văn bản pháp luật.

Có thể hiểu, chốt sổ bảo hiểm xã hội là thủ tục do người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội phối hợp thực hiện, trước khi người lao động nghỉ việc, nhằm xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Sau khi làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội, người lao động được nhận lại sổ bảo hiểm xã hội và nộp cho chỗ làm mới, để làm thủ tục đóng tiếp bảo hiểm xã hội.

Tự chốt sổ BHXH được không?

Câu hỏi: Cho em hỏi hơn một năm trước, em có làm công ty ở Bình Dương và em xin thôi việc nhưng chưa lấy sổ bảo hiểm xã hội. Sau đó, công ty này phá sản và đóng cửa. Vậy em phải làm sao để lấy sổ BHXH được và nếu em lên chỗ Bảo hiểm xã hội xin tự chốt sổ có được không? Xin giải đáp giúp em (lamthipholla…@gmail.com)

Trả lời:

Khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019 yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm:

 

Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

 

Tương tự, khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng quy định:

 

Người sử dụng lao động phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

 

Từ hai căn cứ trên, có thể khẳng định, người sử dụng lao động (công ty của bạn) mới có trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội và chỉ người sử dụng lao động mới có thể làm thủ tục. Người lao động (bạn) không thể làm tự làm thủ tục này.

Nhiều người băn khoăn về việc tự chốt sổ BHXH (Ảnh minh họa)

Nghỉ ngang có được chốt sổ BHXH không?

Câu hỏi: Em có làm ở 1 doanh nghiệp được 3 năm thì em có tham gia đóng bảo hiểm xã hội được hơn 2 năm thì em nghỉ việc vì lí do gia đình nhưng doanh nghiệp không đồng ý. Tuy vậy, em vẫn nghỉ. Bây giờ em muốn đi chốt sổ để lấy tiền bảo hiểm 1 lần thì phải làm thế nào ạ? – Nghiêm Văn Tuấn (tuanen300… @gmail.com)

Trả lời:

Theo khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

 

Người sử dụng lao động phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

 

Từ căn cứ trên, trách nhiệm làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động thuộc về người sử dụng lao động, cho dù người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật hay đúng luật.

Do đó, dù bạn nghỉ ngang, nhưng bạn vẫn có thể yêu cầu công ty làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho mình.

Nếu công ty không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn, theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động sẽ phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng. Nếu vi phạm với nhiều người lao động, mức phạt lên tới 15 – 20 triệu đồng.

Chưa chốt sổ BHXH ở công ty cũ, có được đóng tiếp ở công ty mới?

Câu hỏi: Tôi nghỉ công ty cũ từ 8/2006 và có xin nghỉ việc. Tháng 11/2020 tôi có ra làm thủ tục chốt sổ mà chưa được, vậy sắp tới khi làm việc ở công ty mới tôi có được đóng BHXH tiếp không? Việc chưa chốt sổ ở công ty cũ có ảnh hưởng gì đến quyền lợi BHXH của tôi không? – Bảo An (TP. Hồ Chí Minh).

Trả lời:

Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động ký hợp đồng lao động từ 01 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Khi tham gia, người lao động chỉ cần khai Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) và nộp cho người sử dụng lao động.

Do vậy, việc đóng tiếp BHXH không phụ thuộc vào việc người lao động đã có chốt sổ ở công ty cũ hay chưa.

Chốt sổ BHXH chỉ là trách nhiệm của người sử dụng lao động, nếu không chốt, người sử dụng lao động sẽ bị phạt. Việc không chốt sổ, trong trường hợp của bạn sẽ không có ảnh hưởng gì đến việc tham gia BHXH của bạn ở công ty mới.

Trên đây là những thông tin liên quan đến người lao động có được tự chốt sổ BHXH 2021 hay không? Nếu còn băn khoăn, để lại câu hỏi cho chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng.



source https://luatdanviet.com/nguoi-lao-dong-co-tu-chot-so-bhxh-2021-duoc-khong

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Người dân có được xây nhà ở kín mảnh đất của mình không?

Thông thường ở nông thôn hoặc khi diện tích mảnh đất lớn thì người dân sẽ có phần diện tích làm sân, vườn hoặc chỗ để xe. Tuy nhiên, đối với khu vực đô thị hoặc mảnh đất nhỏ thì việc xây kín sẽ giúp tăng diện tích sử dụng. Vậy, người dân có được xây nhà ở kín mảnh đất của mình không? 1. Người dân có thể xây dựng kín mảnh đất của mình Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD, khi xây dựng nhà ở riêng lẻ thì người dân phải bảo đảm quy định về mật độ xây dựng theo bảng dưới đây. Bảng 2.8: Mật độ xây dựng thuần tối đa của lô đất xây dựng nhà ở riêng lẻ (nhà biệt thự, nhà ở liền kề, nhà ở độc lập) Diện tích lô đất (m2/căn nhà) ≤ 90 100 200 300 500 ≥ 1.000 Mật độ xây dựng tối đa (%) 100 90 70 60 50 40 Chú thích: Lô đất xây dựng nhà ở riêng lẻ còn phải đảm bảo hệ số sử dụng đất không vượt quá 07 lần. Như vậy, đối với diện tích lô đất bằng hoặc nhỏ hơn 90m2 thì được xây nhà kín

4 quy định Việt kiều cần biết khi mua nhà, đất tại Việt Nam

So với hộ gia đình, cá nhân trong nước thì Việt kiều (người Việt Nam định cư ở nước ngoài) khi mua nhà đất tại Việt Nam bị hạn chế một số quyền nhất định. Để bảo vệ quyền lợi của mình Việt kiều mua nhà đất tại Việt Nam cần nắm rõ một số quy định dưới đây. 1. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà tại Việt Nam Căn cứ Điều 7 Luật Nhà ở 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một trong những đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Mặc dù thuộc đối tượng sở hữu nhà ở tại Việt Nam nhưng để được công nhận quyền sở hữu nhà ở thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức sau: Mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho nhà ở, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán đất nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định. Ngoài ra, người Việ

Hướng dẫn cách tính tiền dưỡng sức sau sảy thai

Lao động nữ khi chẳng may bị sảy thai đã nghỉ hưởng chế độ thai sản có được nghỉ dưỡng sức thêm không? Nếu có thì được nghỉ bao nhiêu ngày, mức hưởng thế nào? Câu hỏi: Chị gái em làm giáo viên, đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 02 năm. Chị mang thai nhưng do trượt ngã nên đã sảy thai. Chị đã nghỉ hưởng chế độ thai sản do sảy thai theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, sau thời gian nghỉ chị em vẫn cảm thấy sức khỏe còn yếu, chưa thể tiếp tục đi làm được. ​Em có tìm hiểu được biết lao động nữ sau sinh con sức khỏe còn yếu được nghỉ dưỡng sức. Vậy, trường hợp sảy thai có được nghỉ thêm không? Nếu có thì mức hưởng là bao nhiêu? – Nguyễn Chinh (Đà Nẵng). Trả lời: Lao động nữ được nghỉ dưỡng sức sau sảy thai mấy ngày? Theo quy định tại Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trường hợp khi sẩy thai, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được căn cứ số tuần tuổi của thai. Cùng với đó, Điều