Chuyển đến nội dung chính

Xây nhà trên đất nông nghiệp bị xử lý như thế nào?

Tình trạng hộ dân xây nhà ở, chuồng trại, nhà tạm,…trên đất nông nghiệp hiện nay khá phổ biến mặc dù pháp luật quy định khá rõ việc sử dụng đất phải đúng mục đích sử dụng. Vậy, xây nhà trên đất ông nghiệp bị xử lý như thế nào?

Câu hỏi: Hiện tôi đang có mảnh đất trông cây lâu năm đã được cấp Sổ đỏ. Nay tôi muốn xây nhà ở lên đó có được không? Và nếu không thì có cách nào để tôi được xây nhà trên mảnh đất này vì hiện nay tôi không còn nhu cầu trồng cây lâu năm nữa. Mong được giải đáp vấn đề này.Tôi cảm ơn.- Thúy Nguyễn (Hải Dương)

Xây nhà trên đất nông nghiệp có được không?

Đất trồng cây lâu năm được xác định là loại đất nông nghiệp, tại Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:

1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Như vậy, người sử dụng đất phải sử dụng đúng mục đích ghi trong giấy chứng nhận, trường hợp muốn xây dựng nhà ở phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và chỉ được xây dựng nhà ở khi có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở (theo khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, chuyển từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phải xin phép).

Theo đó, việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sẽ dựa trên các căn cứ quy định tại Điều 52 Luật Đất đai 2013:

– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Tóm lại, trường hợp của bạn khi muốn xây dựng nhà ở cần phải được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất mà không thể tự ý xây dựng nhà ở trên đất trồng cây lâu năm.

Xây nhà trên đất nông nghiệp bị xử lý như thế nào? (Ảnh minh họa)

Xây nhà trên đất nông nghiệp bị xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 9, 10, 11 và Điều 12 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, khi sử dụng đất sai mục đích, cụ thể trong trường hợp này là xây dựng nhà ở trên đất Nông nghiệp mà không chuyển mục đích sử dụng đất thì bị phạt tiền và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, trong đó có biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

– Xử phạt vi phạm hành chính:

Tại khoản 2, khoản 3 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt khi chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp trái phép theo khu vực như sau:

+ Khu vực nông thôn:

Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;

Phạt tiền từ 5.000.000 – 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

Phạt tiền từ 8.000.000 – 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

Phạt tiền từ 15.000.000 – 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

Phạt tiền từ 30.000.000 – 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

Phạt tiền từ 50.000.000 – 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

Phạt tiền từ 100.000.000 – 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

+ Khu vực đô thị:

Hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt  đối với khu vực nông thôn

– Biện pháp buộc khôi phục tình trạng ban đầu: Nếu xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp trái phép thì bắt buộc phải tháo dỡ, nếu không tự nguyện phá dỡ sẽ bị cưỡng chế tháo dỡ.

Như vậy, trường hợp bạn xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp trái phép sẽ bị xử phạt theo mức phạt quy định ở trên, đồng thời bắt buộc tháo dỡ nhà ở, nếu không tự nguyện tháo dỡ sẽ bị cưỡng chế.

Trường hợp bạn muốn xây nhà ở trên đất Nông nghiệp thì phải tiến hành chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở.



source https://luatdanviet.com/xay-nha-tren-dat-nong-nghiep-bi-xu-ly-nhu-the-nao

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Người dân có được xây nhà ở kín mảnh đất của mình không?

Thông thường ở nông thôn hoặc khi diện tích mảnh đất lớn thì người dân sẽ có phần diện tích làm sân, vườn hoặc chỗ để xe. Tuy nhiên, đối với khu vực đô thị hoặc mảnh đất nhỏ thì việc xây kín sẽ giúp tăng diện tích sử dụng. Vậy, người dân có được xây nhà ở kín mảnh đất của mình không? 1. Người dân có thể xây dựng kín mảnh đất của mình Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD, khi xây dựng nhà ở riêng lẻ thì người dân phải bảo đảm quy định về mật độ xây dựng theo bảng dưới đây. Bảng 2.8: Mật độ xây dựng thuần tối đa của lô đất xây dựng nhà ở riêng lẻ (nhà biệt thự, nhà ở liền kề, nhà ở độc lập) Diện tích lô đất (m2/căn nhà) ≤ 90 100 200 300 500 ≥ 1.000 Mật độ xây dựng tối đa (%) 100 90 70 60 50 40 Chú thích: Lô đất xây dựng nhà ở riêng lẻ còn phải đảm bảo hệ số sử dụng đất không vượt quá 07 lần. Như vậy, đối với diện tích lô đất bằng hoặc nhỏ hơn 90m2 thì được xây nhà kín

4 quy định Việt kiều cần biết khi mua nhà, đất tại Việt Nam

So với hộ gia đình, cá nhân trong nước thì Việt kiều (người Việt Nam định cư ở nước ngoài) khi mua nhà đất tại Việt Nam bị hạn chế một số quyền nhất định. Để bảo vệ quyền lợi của mình Việt kiều mua nhà đất tại Việt Nam cần nắm rõ một số quy định dưới đây. 1. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà tại Việt Nam Căn cứ Điều 7 Luật Nhà ở 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một trong những đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Mặc dù thuộc đối tượng sở hữu nhà ở tại Việt Nam nhưng để được công nhận quyền sở hữu nhà ở thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức sau: Mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho nhà ở, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán đất nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định. Ngoài ra, người Việ

Hướng dẫn cách tính tiền dưỡng sức sau sảy thai

Lao động nữ khi chẳng may bị sảy thai đã nghỉ hưởng chế độ thai sản có được nghỉ dưỡng sức thêm không? Nếu có thì được nghỉ bao nhiêu ngày, mức hưởng thế nào? Câu hỏi: Chị gái em làm giáo viên, đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 02 năm. Chị mang thai nhưng do trượt ngã nên đã sảy thai. Chị đã nghỉ hưởng chế độ thai sản do sảy thai theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, sau thời gian nghỉ chị em vẫn cảm thấy sức khỏe còn yếu, chưa thể tiếp tục đi làm được. ​Em có tìm hiểu được biết lao động nữ sau sinh con sức khỏe còn yếu được nghỉ dưỡng sức. Vậy, trường hợp sảy thai có được nghỉ thêm không? Nếu có thì mức hưởng là bao nhiêu? – Nguyễn Chinh (Đà Nẵng). Trả lời: Lao động nữ được nghỉ dưỡng sức sau sảy thai mấy ngày? Theo quy định tại Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trường hợp khi sẩy thai, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được căn cứ số tuần tuổi của thai. Cùng với đó, Điều