Chuyển đến nội dung chính

Thay đổi người đứng đầu chi nhánh

Người đứng đầu chi nhánh hay thương được gọi là Giám Đốc chi nhánh là người quản lý hoạt động của chi nhánh, trong quá trình hoạt động Doanh nghiệp có thể tiến hành thủ tục thay đổi người đứng đầu chi nhánh, giám đốc chi nhánh để phù hợp với quy định của Công ty.

THỦ TỤC THAY ĐỔI NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CHI NHÁNH

  1. Trình tự thực hiện việc thay đổi người đứng đầu chi nhánh

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Bước 2: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ trực tuyến tới Phòng Đăng ký kinh doanh

Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.

Bước 4: Căn cứ theo tình trạng hồ sơ là hợp lệ hoặc sửa đổi, khách hàng sẽ nộp hồ sơ giấy để nhận kết quả hoặc bổ sung hồ sơ trực tuyến theo yêu cầu của chuyên viên.

HỒ SƠ CHO VIỆC THAY ĐỔI NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CHI NHÁNH, GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

– Thông báo về nội dung thay đổi người đứng đầu của chi nhánh.

– Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp về nội dung thay đổi người đứng đầu chi nhánh của: Chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty (đối với công ty TNHH 1 thành viên); của Hội đồng thành viên công ty (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên); của Hội đồng quản trị (đối với công ty Cổ phần)

– Bản sao hợp lệ hộ chiếu hoặc CMND của người đứng đầu chi nhánh mới.

– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh

Lưu ý: Những đối tượng sau đây không thể là người đứng đầu, giám đốc chi nhánh

– Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;

– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

– Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

– Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh;

– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

Xem thêm:

Điều Kiện Thành Lập Công Ty Chứng Khoán

Thành lập Công ty sản xuất phim

Thủ tục thay đổi địa chỉ công ty cùng quận/huyện và khác quận/huyện/tỉnh

DỊCH VỤ THAY ĐỔI NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CHI NHÁNH, GIÁM ĐỐC CHI NHANH ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI LUẬT DÂN VIỆT

Công ty Luật Dân Việt cung cấp dịch vụ pháp lý trong việc tiến hành thủ tục cần thiết để thay đổi người đứng đầu chi nhánh. Nội dung công việc các Luật sư cam kết thực hiện bao gồm:

– Xem xét lại tất cả các giấy tờ, tài liệu cần thiết cung cấp bởi khách hàng, đưa ra ý kiến tư vấn cũng như đề xuất các thay đổi cần thiết để điều chỉnh lại các Giấy tờ tài liệu cho phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam;

Soạn hồ sơ cho việc thay đổi người đứng đầu chi nhánh;

– Đại diện nhà khách hàng nộp hồ sơ cho cơ quan cấp phép

– Đại diện khách hàng liên hệ với các cơ quan cấp phép trong quá trình thẩm định hồ sơ;

– Thông báo cho khách hàng cả các thông tin liên quan đến quá trình thẩm định hồ sơ;

– Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên phụ trách hồ sơ (nếu có);

– Nhận Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh thành lập chi nhánh mới và gửi cho khách hàng;

Chi phí dịch vụ thay đổi người đứng đầu chi nhánh công ty

Phí dịch vụ cho việc thay đổi người đứng đầu chi nhánh công ty được Luật Dân Việt cung cấp cho khách hàng như sau:

– Chi phí dịch vụ là: 1.200.000 VNĐ (Một triệu hai trăm nghìn đồng)

– Chi phí công bố thông tin trên cổng thông tin quốc gia: 300.000 VNĐ (ba trăm nghìn đồng)

Lưu ý: Chi phí nêu không bao gồm 10% VAT, nếu khách hàng có nhu cầu lấy hóa đơn sẽ thanh toán cho chúng tôi thêm 10% VAT.



source https://luatdanviet.com/thay-doi-nguoi-dung-dau-chi-nhanh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Người dân có được xây nhà ở kín mảnh đất của mình không?

Thông thường ở nông thôn hoặc khi diện tích mảnh đất lớn thì người dân sẽ có phần diện tích làm sân, vườn hoặc chỗ để xe. Tuy nhiên, đối với khu vực đô thị hoặc mảnh đất nhỏ thì việc xây kín sẽ giúp tăng diện tích sử dụng. Vậy, người dân có được xây nhà ở kín mảnh đất của mình không? 1. Người dân có thể xây dựng kín mảnh đất của mình Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD, khi xây dựng nhà ở riêng lẻ thì người dân phải bảo đảm quy định về mật độ xây dựng theo bảng dưới đây. Bảng 2.8: Mật độ xây dựng thuần tối đa của lô đất xây dựng nhà ở riêng lẻ (nhà biệt thự, nhà ở liền kề, nhà ở độc lập) Diện tích lô đất (m2/căn nhà) ≤ 90 100 200 300 500 ≥ 1.000 Mật độ xây dựng tối đa (%) 100 90 70 60 50 40 Chú thích: Lô đất xây dựng nhà ở riêng lẻ còn phải đảm bảo hệ số sử dụng đất không vượt quá 07 lần. Như vậy, đối với diện tích lô đất bằng hoặc nhỏ hơn 90m2 thì được xây nhà kín

4 quy định Việt kiều cần biết khi mua nhà, đất tại Việt Nam

So với hộ gia đình, cá nhân trong nước thì Việt kiều (người Việt Nam định cư ở nước ngoài) khi mua nhà đất tại Việt Nam bị hạn chế một số quyền nhất định. Để bảo vệ quyền lợi của mình Việt kiều mua nhà đất tại Việt Nam cần nắm rõ một số quy định dưới đây. 1. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà tại Việt Nam Căn cứ Điều 7 Luật Nhà ở 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một trong những đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Mặc dù thuộc đối tượng sở hữu nhà ở tại Việt Nam nhưng để được công nhận quyền sở hữu nhà ở thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức sau: Mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho nhà ở, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán đất nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định. Ngoài ra, người Việ

Hướng dẫn cách tính tiền dưỡng sức sau sảy thai

Lao động nữ khi chẳng may bị sảy thai đã nghỉ hưởng chế độ thai sản có được nghỉ dưỡng sức thêm không? Nếu có thì được nghỉ bao nhiêu ngày, mức hưởng thế nào? Câu hỏi: Chị gái em làm giáo viên, đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 02 năm. Chị mang thai nhưng do trượt ngã nên đã sảy thai. Chị đã nghỉ hưởng chế độ thai sản do sảy thai theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, sau thời gian nghỉ chị em vẫn cảm thấy sức khỏe còn yếu, chưa thể tiếp tục đi làm được. ​Em có tìm hiểu được biết lao động nữ sau sinh con sức khỏe còn yếu được nghỉ dưỡng sức. Vậy, trường hợp sảy thai có được nghỉ thêm không? Nếu có thì mức hưởng là bao nhiêu? – Nguyễn Chinh (Đà Nẵng). Trả lời: Lao động nữ được nghỉ dưỡng sức sau sảy thai mấy ngày? Theo quy định tại Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trường hợp khi sẩy thai, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được căn cứ số tuần tuổi của thai. Cùng với đó, Điều