Chuyển đến nội dung chính

Ly hôn nhanh: Chọn thuận tình hay đơn phương?

Có 02 hình thức ly hôn: Thuận tình và đơn phương. Vậy nên chọn hình thức nào để việc ly hôn được diễn ra nhanh chóng hơn?

Sự giống nhau giữa thuận tình và đơn phương ly hôn

Bởi đây đều là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng nên về cơ bản thì thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn sẽ giống nhau ở một số điểm sau:

– Hậu quả đều là chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng;

– Hồ sơ, giấy tờ khi thực hiện 02 thủ tục này về cơ bản là giống nhau, đều gồm: Đơn yêu cầu, chứng minh nhân dân của vợ, chồng, giấy khai sinh của con, giấy chứng nhận quyền sở hữu về tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân,…

– Vợ chồng đều phải có mặt khi làm thủ tục và không được ủy quyền cho người khác.

– Trình tự, thủ tục được quy định cụ thể tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

ly hon nhanh

Làm sao để làm thủ tục ly hôn nhanh nhất? (Ảnh minh họa)

Sự khác nhau giữa hai hình thức ly hôn

Về cơ bản thì 02 thủ tục này giống nhau nhưng bản chất thì khác nhau hoàn toàn. Sau đây là bảng phân tích sự khác nhau của hai hình thức ly hôn trên:

STT

Tiêu chí

Đơn phương ly hôn

Thuận tình ly hôn

1

Khái niệm

Đơn phương ly hôn là việc vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn khi một trong hai có hành vi bạo lực hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng;

Thuận tình ly hôn là việc hai vợ chồng cùng thỏa thuận tự nguyện yêu cầu Tòa án chấm dứt quan hệ hôn nhân dựa trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con;

2

Bản chất

Là vụ án dân sự.

Là vụ việc dân sự.

3

Người được quyền gửi đơn

Theo yêu cầu của 01 bên là vợ hoặc chồng.

Hai vợ chồng cùng thỏa thuận và đồng ý ly hôn.

4

Trường hợp không được ly hôn

Chồng không được ly hôn khi vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Không quy định.

5

Điều kiện

Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình;

– Khi một người vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài;

– Vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích;

– Khi một người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do người còn lại gây nên.

– Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn

– Hai bên đã thỏa thuận về việc chia tài sản, quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng…

6

Nội dung đơn ly hôn

– Nộp thêm các tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu ly hôn của mình là có căn cứ;

– Nêu rõ yêu cầu của mình khi muốn ly hôn về con chung, tài sản…

Mẫu đơn ly hôn đơn phương

– Nêu những yêu cầu mà cả hai bên đã thỏa thuận về con chung, tài sản… khi được ly hôn;

 

 

Mẫu đơn ly hôn thuận tình

7

Nơi nộp đơn

Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.

Thỏa thuận Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc của chồng.

8

Thời gian giải quyết

 

 

– Tại cấp sơ thẩm: Thời gian giải quyết từ 4 – 6 tháng;

– Tại cấp phúc thẩm: Thời gian giải quyết từ 3 – 4 tháng;

– Khoảng 01 tháng;

– Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành;

– Không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;

9

Người nộp án phí

Nguyên đơn phải nộp án phí.

Mỗi người nộp một nửa hoặc thỏa thuận để 01 người nộp.

Như vậy, có thể thấy thuận tình ly hôn sẽ tốn ít thời gian hơn bởi hai vợ chồng đều đã thỏa thuận được mọi vấn đề và chỉ yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận này.

Ngược lại, đơn phương ly hôn thì do một bên không đồng ý nên cần có thời gian để hai bên đi đến thỏa thuận về các vấn đề tranh chấp quyền nuôi con, phân chia tài sản khi ly hôn… Thậm chí, nhiều khi còn có thể gặp phải vấn đề cố tình gây khó khăn, trở ngại,… của người không đồng ý.

Ngoài ra, để đẩy nhanh tiến độ của thủ tục ly hôn, có thể tìm đến dịch vụ ly hôn nhanh của các công ty luật, văn phòng luật sư uy tín. Nếu còn thắc mắc, độc giả có thể liên hệ 1900 6192 để được giải đáp nhanh nhất.

>> Thủ tục ly hôn: Cần giấy tờ gì? Nộp ở đâu?

>> Mẫu Đơn ly hôn chuẩn của Tòa án và thủ tục ly hôn nhanh nhất

The post Ly hôn nhanh: Chọn thuận tình hay đơn phương? appeared first on Luật Dân Việt - Tư vấn luật uy tín hàng đầu Việt Nam.



source https://luatdanviet.com/ly-hon-nhanh-chon-thuan-tinh-hay-don-phuong

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Người dân có được xây nhà ở kín mảnh đất của mình không?

Thông thường ở nông thôn hoặc khi diện tích mảnh đất lớn thì người dân sẽ có phần diện tích làm sân, vườn hoặc chỗ để xe. Tuy nhiên, đối với khu vực đô thị hoặc mảnh đất nhỏ thì việc xây kín sẽ giúp tăng diện tích sử dụng. Vậy, người dân có được xây nhà ở kín mảnh đất của mình không? 1. Người dân có thể xây dựng kín mảnh đất của mình Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD, khi xây dựng nhà ở riêng lẻ thì người dân phải bảo đảm quy định về mật độ xây dựng theo bảng dưới đây. Bảng 2.8: Mật độ xây dựng thuần tối đa của lô đất xây dựng nhà ở riêng lẻ (nhà biệt thự, nhà ở liền kề, nhà ở độc lập) Diện tích lô đất (m2/căn nhà) ≤ 90 100 200 300 500 ≥ 1.000 Mật độ xây dựng tối đa (%) 100 90 70 60 50 40 Chú thích: Lô đất xây dựng nhà ở riêng lẻ còn phải đảm bảo hệ số sử dụng đất không vượt quá 07 lần. Như vậy, đối với diện tích lô đất bằng hoặc nhỏ hơn 90m2 thì được xây nhà kín

4 quy định Việt kiều cần biết khi mua nhà, đất tại Việt Nam

So với hộ gia đình, cá nhân trong nước thì Việt kiều (người Việt Nam định cư ở nước ngoài) khi mua nhà đất tại Việt Nam bị hạn chế một số quyền nhất định. Để bảo vệ quyền lợi của mình Việt kiều mua nhà đất tại Việt Nam cần nắm rõ một số quy định dưới đây. 1. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà tại Việt Nam Căn cứ Điều 7 Luật Nhà ở 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một trong những đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Mặc dù thuộc đối tượng sở hữu nhà ở tại Việt Nam nhưng để được công nhận quyền sở hữu nhà ở thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức sau: Mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho nhà ở, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán đất nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định. Ngoài ra, người Việ

Hướng dẫn cách tính tiền dưỡng sức sau sảy thai

Lao động nữ khi chẳng may bị sảy thai đã nghỉ hưởng chế độ thai sản có được nghỉ dưỡng sức thêm không? Nếu có thì được nghỉ bao nhiêu ngày, mức hưởng thế nào? Câu hỏi: Chị gái em làm giáo viên, đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 02 năm. Chị mang thai nhưng do trượt ngã nên đã sảy thai. Chị đã nghỉ hưởng chế độ thai sản do sảy thai theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, sau thời gian nghỉ chị em vẫn cảm thấy sức khỏe còn yếu, chưa thể tiếp tục đi làm được. ​Em có tìm hiểu được biết lao động nữ sau sinh con sức khỏe còn yếu được nghỉ dưỡng sức. Vậy, trường hợp sảy thai có được nghỉ thêm không? Nếu có thì mức hưởng là bao nhiêu? – Nguyễn Chinh (Đà Nẵng). Trả lời: Lao động nữ được nghỉ dưỡng sức sau sảy thai mấy ngày? Theo quy định tại Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trường hợp khi sẩy thai, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được căn cứ số tuần tuổi của thai. Cùng với đó, Điều