Chuyển đến nội dung chính

Giáo viên có bắt buộc phải trực Tết không?

Ở nhiều trường học, trong dịp nghỉ Tết Âm lịch, giáo viên sẽ được phân công đến trực Tết. Vậy giáo viên có bắt buộc phải trực Tết không?

Giáo viên có được từ chối trực Tết không?

Câu hỏi: Tôi đang là giáo viên dạy văn kiêm tổng phụ trách đội của một trường cấp 2. Năm nào cũng thế, nhà trường sẽ yêu cầu giáo viên thay phiên nhau đến trường trực Tết. Tôi có thắc mắc là giáo viên có bắt buộc phải trực Tết không? Có được từ chối trực Tết không? – Nguyễn Thanh Thảo (nguyen…@gmail.com).

Trả lời:

Theo Điều 13 Luật Viên chức 2010, giáo viên có quyền được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

Trong đó, Bộ luật Lao động 2019 quy định về các ngày nghỉ lễ, Tết của người lao động tại khoản 1 Điều 112 như sau:

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Như vậy, nghỉ Tết là một trong những quyền lợi cơ bản của người lao động cũng như giáo viên. Đồng thời, Nhà nước cũng không có quy định nào yêu cầu giáo viên phải đến trường trực Tết. Vì vậy, giáo viên không bắt buộc phải trực Tết và có thể từ chối nếu muốn.

giao vien co bat buoc phai truc tet khong

Giáo viên có bắt buộc phải trực tết không? (Ảnh minh họa)

Xem thêm: https://luatdanviet.com/nam-2021-tien-luong-truc-tet-cua-giao-vien-la-bao-nhieu

Ép giáo viên trực Tết có vi phạm pháp luật?

Câu hỏi: Tôi là giáo viên dạy thể dục kiêm tổng phụ trách đội trường tiểu học. Hằng năm, trường tôi đều phân lịch cho giáo viên đến trường trực Tết. Mặc dù nhà xa nhưng tôi đều phải đến trực những 3 ngày. Theo tôi nghĩ, nghỉ Tết là quyền lợi của người lao động thì việc trực Tết cũng nên được sắp xếp phù hợp. Cho tôi hỏi, nhà trường ép giáo viên trực Tết nhiều có vi phạm quy định gì không ạ? – Lê Thị Mai (Thanh Hóa).

Trả lời:

Nghỉ Tết là một trong những quyền lợi cơ bản của giáo viên, họ có thể từ chối và không bắt buộc phải trực Tết. Nếu trực Tết, giáo viên sẽ được coi là làm thêm giờ. Đồng thời, hành vi yêu cầu giáo viên trực Tết là một trong các hành vi huy động người lao động làm thêm giờ.

Trong đó, tại Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;

b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động…

Như vậy, việc yêu cầu trực Tết khi giáo viên không đồng ý là vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi của người lao động và có thể bị phạt hành chính đến 25 triệu đồng.

Giáo viên trực Tết có được tính thêm tiền lương làm thêm giờ?

Câu hỏi: Theo tôi biết, người lao động đều được nghỉ Tết hưởng nguyên lương. Vậy nếu giáo viên đến trường trực Tết thì có phải là làm thêm giờ không và có được trả thêm tiền làm thêm giờ không? – Hoàng Hà (Hải Dương).

Trả lời:

Căn cứ Điều 13 Luật Viên chức, giáo viên được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

Trong đó, theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, trong các ngày Tết Dương lịch, Tết Âm lịch,… người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.

Vì vậy, nếu đến trường trực Tết, giáo viên sẽ được coi là làm thêm giờ. Đồng thời, theo khoản 2 Điều 12 Luật Viên chức, giáo viên làm thêm giờ có thể được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

Cụ thể, tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ như sau:

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

Như vậy, giáo viên trực Tết có thể được tính lương làm thêm giờ phù hợp tùy theo thời gian trực.



source https://luatdanviet.com/giao-vien-co-bat-buoc-phai-truc-tet-khong

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Người dân có được xây nhà ở kín mảnh đất của mình không?

Thông thường ở nông thôn hoặc khi diện tích mảnh đất lớn thì người dân sẽ có phần diện tích làm sân, vườn hoặc chỗ để xe. Tuy nhiên, đối với khu vực đô thị hoặc mảnh đất nhỏ thì việc xây kín sẽ giúp tăng diện tích sử dụng. Vậy, người dân có được xây nhà ở kín mảnh đất của mình không? 1. Người dân có thể xây dựng kín mảnh đất của mình Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD, khi xây dựng nhà ở riêng lẻ thì người dân phải bảo đảm quy định về mật độ xây dựng theo bảng dưới đây. Bảng 2.8: Mật độ xây dựng thuần tối đa của lô đất xây dựng nhà ở riêng lẻ (nhà biệt thự, nhà ở liền kề, nhà ở độc lập) Diện tích lô đất (m2/căn nhà) ≤ 90 100 200 300 500 ≥ 1.000 Mật độ xây dựng tối đa (%) 100 90 70 60 50 40 Chú thích: Lô đất xây dựng nhà ở riêng lẻ còn phải đảm bảo hệ số sử dụng đất không vượt quá 07 lần. Như vậy, đối với diện tích lô đất bằng hoặc nhỏ hơn 90m2 thì được xây nhà kín

4 quy định Việt kiều cần biết khi mua nhà, đất tại Việt Nam

So với hộ gia đình, cá nhân trong nước thì Việt kiều (người Việt Nam định cư ở nước ngoài) khi mua nhà đất tại Việt Nam bị hạn chế một số quyền nhất định. Để bảo vệ quyền lợi của mình Việt kiều mua nhà đất tại Việt Nam cần nắm rõ một số quy định dưới đây. 1. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà tại Việt Nam Căn cứ Điều 7 Luật Nhà ở 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một trong những đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Mặc dù thuộc đối tượng sở hữu nhà ở tại Việt Nam nhưng để được công nhận quyền sở hữu nhà ở thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức sau: Mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho nhà ở, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán đất nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định. Ngoài ra, người Việ

Hướng dẫn cách tính tiền dưỡng sức sau sảy thai

Lao động nữ khi chẳng may bị sảy thai đã nghỉ hưởng chế độ thai sản có được nghỉ dưỡng sức thêm không? Nếu có thì được nghỉ bao nhiêu ngày, mức hưởng thế nào? Câu hỏi: Chị gái em làm giáo viên, đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 02 năm. Chị mang thai nhưng do trượt ngã nên đã sảy thai. Chị đã nghỉ hưởng chế độ thai sản do sảy thai theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, sau thời gian nghỉ chị em vẫn cảm thấy sức khỏe còn yếu, chưa thể tiếp tục đi làm được. ​Em có tìm hiểu được biết lao động nữ sau sinh con sức khỏe còn yếu được nghỉ dưỡng sức. Vậy, trường hợp sảy thai có được nghỉ thêm không? Nếu có thì mức hưởng là bao nhiêu? – Nguyễn Chinh (Đà Nẵng). Trả lời: Lao động nữ được nghỉ dưỡng sức sau sảy thai mấy ngày? Theo quy định tại Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trường hợp khi sẩy thai, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được căn cứ số tuần tuổi của thai. Cùng với đó, Điều