Chuyển đến nội dung chính

Ghi trình độ học vấn trên Tờ khai Căn cước như thế nào?

Trình độ học vấn là một trong những nội dung cần kê khai khi làm Căn cước công dân (CCCD) gắn chip. Theo đó, phải ghi trình độ học vấn trong Tờ khai CCCD gắn chip như thế nào?

Câu hỏi: Cho em hỏi mục trình độ học vấn trong Tờ khai CCCD phải khai như nào mới đúng ạ, em xin cảm ơn – Nguyễn Văn Mạnh (Hà Giang)

Trả lời:

Trình độ học vấn và trình độ văn hóa có khác nhau?

Hiện nay, trình độ học vấn và trình độ văn hóa đang được sử dụng như nhau. Theo đó, trình độ học vấn và trình độ văn hóa đều được dùng để chỉ cấp độ học tập theo các bậc học phổ thông.

Tuy nhiên, việc hiểu trình độ văn hóa như trên là chưa đúng, bởi theo nghĩa rộng, trình độ văn hóa còn bao gồm cả trình độ phát triển vật chất và tinh thần của một cá nhân, một nhóm người, một xã hội, trong đó chứa đựng cả cách sống, lối sống.

Còn trình độ học vấn để chỉ mức độ tiếp thu kiến thức trong quá trình học tập ở các bậc học phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông).

Người có trình độ học vấn cao chưa hẳn đã có trình độ văn hóa cao, và ngược lại.

Như vậy, có thể thấy trình độ học vấn và trình độ văn hóa không hoàn toàn đồng nhất mà trình độ văn hóa mang ý nghĩa bao quát, rộng lớn hơn.

trình độ học vấn trên Tờ khai căn cước

Ghi trình độ học vấn trên Tờ khai Căn cước công dân gắn chip như thế nào?

Ghi trình độ học vấn trên Tờ khai Căn cước như thế nào?

Căn cứ Thông tư 66/2015/TT-BCA, Thông tư 41/2019/TT-BCA , Tờ khai Căn cước công dân (mẫu CC01) được dùng để công dân kê khai thông tin về nhân thân của mình khi có yêu cầu cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân (CCCD).

Trong đó, mục 16 – Trình độ học vấn được hướng dẫn khai như sau:

 

Trình độ học vấn: Ghi trình độ học vấn cao nhất (tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp, tốt nghiệp trung học phổ thông, tốt nghiệp trung học cơ sở…).

 

Theo đó, người dân chỉ cần ghi trình độ học vấn cao nhất của mình tại thời điểm làm Tờ khai CCCD gắn chip.

 



source https://luatdanviet.com/ghi-trinh-do-hoc-van-tren-to-khai-can-cuoc-nhu-the-nao

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Sổ địa chính là gì? Nội dung và giá trị pháp lý của sổ địa chính

Sổ địa chính là loại sổ thông dụng trong quản lý đất đai, trong đó chứa đựng nhiều thông tin về thửa đất và tài sản gắn liền với đất. Vậy, sổ địa chính là gì, nội dung và giá trị pháp lý của sổ địa chính như thế nào? Sổ địa chính là gì? Sổ địa chính là thành phần quan trọng của hồ sơ địa chính. Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì sổ địa chính được hiểu như sau: Sổ địa chính là loại sổ được lập để ghi nhận kết quả đăng ký, làm cơ sở để xác định tình trạng pháp lý và giám sát, bảo hộ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định pháp luật đất đai. Hình thức của sổ địa chính được thể hiện như sau: (1) Sổ địa chính được lập ở dạng số Sổ địa chính điện tử được Thủ trưởng cơ quan đăng ký đất đai ký duyệt bằng chữ ký điện tử theo quy định và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu địa chính theo Mẫu số 01/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. (2) Sổ địa chính dạng g...

Ngạch công chức là gì? Điều kiện thi nâng ngạch công chức

Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với lực lượng này. Vậy ngạch công chức là gì theo quy định hiện hành? Ngạch công chức là gì? Có những ngạch công chức nào? Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức (theo khoản 4 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008). Theo Điều 42 Luật Cán bộ, công chức 2008 sửa đổi 2019, ngạch công chức bao gồm 06 loại: – Chuyên viên cao cấp và tương đương; – Chuyên viên chính và tương đương; – Chuyên viên và tương đương; – Cán sự và tương đương; – Nhân viên; – Ngạch khác theo quy định của Chính phủ. Ngạch công chức là gì? Điều kiện thi nâng ngạch công chức (Ảnh minh họa)   Điều kiện thi/xét nâng ngạch công chức mới nhất Việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và được thực hiện thông qua thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch. Điều kiện thi nâng ngạch công chức Căn cứ khoản 1 Điều 45 Luật...

Tìm hiểu thủ tục mở công ty dược hiện nay

 1. Khái quát về hình thức đại lý Đại lý là hình thức kinh doanh mà theo đó cá nhân, tổ chức, đơn vị đáp ứng các điều kiện cho việc kinh doanh của công ty, bằng danh nghĩa của đại lý thực hiện một hoặc nhiều công việc theo sự ủy thác của công ty . Hiện nay có các hình thức đại lý cơ bản sau: Đại lý bao tiêu, Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận. 2. Điều kiện để mở  đại lý cho công ty dược Thứ nhất, Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc: Để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thì đại lý phải đáp ứng được các điều kiện sau đây: Đối với từng hình thức kinh doanh thuốc thì đại lý phải đáp ứng cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự có trình độ chuyên môn cần thiết. Từng hình thức kinh doanh thì người quản lý chuyên môn về dược được cấp Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp. Chủ cơ sở đại lý bán thuốc của doanh nghiệp có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên. Thứ hai, Điều kiện đối với ngư...